CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Một số phương pháp dạy đọc hiểu văn bản
1.3.5. Một số cách đọc hiểu văn bản khác
Đọc hiểu văn bản ngoài việc bám sát các đặc trưng của thể loại như đã nhắc đến ở trên ta cịn có thể đọc hiểu văn bản trong các mối liên hệ liên văn bản, cấu trúc văn bản, liên hệ ngữ cảnh... Điển hình là một số cách đọc hiểu như: đọc hiểu hoàn nguyên, đọc hiểu liên văn bản, đọc hiểu theo kí hiệu học.
Đọc hiểu hồn ngun: Thơng thường khi đọc tác phẩm, chúng ta thường đặt nó vào hồn cảnh lịch sử của tác giả, hoàn cảnh của xã hội, từ đó rút ra được nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Tuy nhiên cơ sở của phương pháp này là phản ánh luận hoặc xã hội học nên có thể đem đến những nhận định chưa thực sự phù hợp với giá trị thẩm mĩ. Đọc hoàn nguyên là cách đọc hoàn toàn ngược lại. Đây là cách đọc từ văn bản ngược lên truy tìm cảm giác ban đầu, trạng thái tình cảm ban đầu hoặc cấu
28
tứ ban đầu để tìm hiểu tác phẩm. Ở đây, người đọc sẽ phải sử dụng tưởng tượng, suy đoán, giả thiết để suy ngẫm về hình thức, nội dung của văn bản. Đọc hiểu hồn ngun sẽ đem đến cái nhìn bao qt và đầy đủ hơn khi đọc hiểu một tác phẩm văn học. Cần lưu ý với các tác phẩm khơng có hồn cảnh sáng tác rõ ràng, cụ thể khơng thể đọc hiểu theo phương pháp hoàn nguyên.
Đọc hiểu liên văn bản: Trong văn học, liên văn bản là hiện tượng khá phổ biến. Đó là hiện tượng các văn bản được sáng tác sau thường chịu ảnh hưởng từ các văn bản đã được sáng tác từ trước đó. Vì vậy, khi đọc một văn bản, người đọc thường có xu hướng liên tưởng tới các văn bản đã đọc và từ chính mối liên hệ đó sẽ giúp đọc hiểu văn bản mới. Mối liên hệ văn bản có hàm ý rất rộng. Có thể là liên hệ về chủ đề, về thể loại, về đề tài, về mơ típ, về biểu tượng, về hình ảnh, về kết cấu... Đọc hiểu liên văn bản, sẽ giúp HS có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về mỗi tác phẩm văn học. Đồng thời, cách đọc này cũng kích thích HS đọc và tìm hiểu các tác phẩm trong hệ thống liên văn bản; rèn cho các em kĩ năng phân tích và so sánh khi đọc hiểu văn bản.
Đọc hiểu theo ký hiệu học: Kí hiệu được hiểu là hiện tượng cụ thể
cảm tính có tác động vào giác quan của con người và mang một thông tin nhất định. Kí hiệu ln có tính hệ thống, tính quy ước, tính ngữ cảnh và quy tắc biểu đạt. Ngơn ngữ tự nhiên là một hệ thống kí hiệu của mỗi dân tộc. Khi đi vào các tác phẩm văn học, ngôn ngữ được tác giả mã hóa khơng cịn mang ý nghĩa như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Kí hiệu trong văn học chính là ngơn ngữ nghệ thuật. Nó ln có mối quan hệ với ngữ cảnh, với các hệ thống kí hiệu khác, với hệ thống liên văn bản. Khi đọc hiểu văn bản, ta cần lưu ý đến việc khám phá nội hàm kí hiệu, biểu tượng chủ chốt có trong văn bản. Dạy đọc hiểu cần nhìn văn bản như một
29
hệ thống kí hiệu, nắm lấy kí hiệu biểu nghĩa, từ đó tìm hiểu ý nghĩa của các hình ảnh, chi tiết, ý nghĩa của nhân vật, của tác phẩm.