CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Một số phương pháp dạy đọc hiểu văn bản
1.3.4. Đọc hiểu văn bản theo lý thuyết tiếp nhận
Lý thuyết tiếp nhận văn học coi người đọc là chủ thể của quá trình tiếp nhận văn học. Nhà văn, nhà thơ chỉ mới viết ra một văn bản, phải đợi đến khi nó được người đọc tiếp nhận thì mới thực sự trở thành một tác phẩm văn học. Tiếp nhận văn học là giai đoạn hồn tất của q trình sáng tác - giao tế của tác phẩm. Sự tiếp nhận văn học không phải là việc sử dụng từ ngữ, tìm kiếm các kiến thức xã hội, văn hóa hay lịch sử mà là sự tiếp nhận, giao thoa giữa người đọc với tác phẩm, là những kết tinh, những bài học quý báu mà người đọc có được từ tác phẩm. Tiếp nhận văn học đòi hỏi người đọc phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, hiểu ngôn ngữ, cốt truyện, thể loại. Người đọc phải thâm nhập vào hệ thống hình tượng tác phẩm và đưa hình tượng tác phẩm vào đời sống của mình để trải nghiệm và đồng cảm. Hơn thế nữa, q trình tiếp nhận địi hỏi người đọc phải lí giải tác phẩm, hiểu được vị trí của tác phẩm trong lịch sử văn hóa.
Tiếp nhận văn học xuất phát từ người đọc nên mang tính khách quan. Mỗi người đọc vốn có tầm đón nhận, động cơ tiếp nhận và tâm thế tiếp nhận riêng nên hiệu quả đọc là muôn màu muôn vẻ. Đọc hiểu theo lý thuyết tiếp nhận là hoạt động chủ quan của người đọc. Tùy thuộc vào vốn tri thức, kinh nghiệm sống của mỗi người mà việc lý giải có thể sẽ sâu sắc, cũng có thể cịn hời hợt, phiến diện. Trong cùng một tác phẩm có kẻ khen, người chê thậm chí cùng một câu, một chữ nhưng mỗi người có một cách lí giải khác nhau. Tuy nhiên, văn học phản ánh xã hội nên mang tính khách quan. Nội dung của tác phẩm được tạo ra từ ngơn ngữ tồn dân và
27
các phương diện tạo hình nên có thể truyền đạt những nội dung tương đồng từ tác giả đến độc giả. Do vậy, người đọc cần dựa trên những định hướng về nội dung và nghệ thuật để tránh chủ nghĩa cá nhân và xuyên tạc nội dung tác phẩm.
Tiếp nhận văn học mang tính sáng tạo. Như đã nói ở trên, tiếp nhận văn học là hoạt động chủ quan của người đọc. Tùy thuộc vào tri thức, vào kinh nghiệm sống của cá nhân sẽ có những cách hiểu, lí giải, phân tích nội dung khác nhau. Người đọc có thể phát hiện ra những ý nghĩa khiến cho ngay cả tác giả cũng bất ngờ. Chính sự tiếp nhận mang tính sáng tạo làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn và ý nghĩa hơn.
Dạy đọc hiểu theo lý thuyết tiếp nhận là hoàn toàn phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay lấy HS làm trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên giữ vai trò là người định hướng, hướng dẫn. Đây cũng là hướng dạy học đọc hiểu kích thích khả năng tự học, đề cao sự sáng tạo và nhằm phát triển năng lực cho người học.