Bối cảnh và thời đại của thơ Đường

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Tổng quan về thơ Đường và đặc trưng của thơ Đường

1.4.1. Bối cảnh và thời đại của thơ Đường

Đời Đường là thời đại rất phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc. Nó được coi như một mốc son chói lọi của văn minh nhân loại trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị, văn học... Đặc biệt, đời Đường được coi là thời kì hồng kim của thơ ca, thơ Đường được ví như đỉnh cao sáng chói của mấy nghìn năm lịch sử văn học Trung Quốc. Sự nở rộ của thơ Đường khiến cho đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ được coi là “Thi ca chi bang” (đất nước của thơ ca).

Thơ Đường là toàn bộ di sản thơ ca đời Đường của Trung Quốc. Trong khoảng gần 300 năm hình thành và phát triển (618 - 907), thơ Đường đã để lại một kho tàng thơ ca vô cùng quý báu và đồ sộ. Theo bộ

Toàn Đường thi đã tập hợp, thơ Đường có tới hơn 2300 nhà thơ, 48900 bài thơ. Về sự phát triển của thơ Đường có thể chia ra làm bốn giai đoạn:

Thời kì sơ Đường (618 - 712): đây giai đoạn Trung Quốc được hưởng cảnh thái bình. Do vậy, thơ ca trong giai đoạn này phần lớn là ca ngợi cảnh đất nước yên bình, tán dương thịnh đức của triều đại. Đầu thời Sơ Đường hình thành hai khuynh hướng thơ ca: Biên tái (tả cảnh sắc biên thùy và tâm tình người lính thú) và Điền viên (tả cuộc sống nông thôn đạm bạc, chất phác cùng với những thú vui của nhàn nhân dật sĩ). Giai đoạn này, thơ ca vẫn ít nhiều kế tục di phong phù mỹ của thời Lục triều. Nổi bật nhất giai đoạn này là nhóm Tứ kiệt với Dương Quýnh, Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột. Sau đó phải kể đến Thẩm Thuyên Kỳ và Tống Chi Vấn - những người có cơng đầu trong việc hồn thành thể thơ ngũ ngơn. Chỉ đến khi xuất hiện của Trần Tử Ngang, thơ ca Sơ Đường mới thực sự đổi mới với những cách tân, thoát khỏi lối viết hoa mỹ, phù

30

phiếm, đưa thơ ca tới gần cuộc sống hơn. Đây là giai đoạn chuẩn bị mọi mặt cho sự phát triển của thơ ca thời Thịnh Đường.

Thời Thịnh Đường (713 - 765): Cuộc khởi loạn của An Lộc Sơn (năm 755) chia thời kì này làm hai giai đoạn: thái bình và tán loạn. Trước cuộc khởi loạn của An Lộc Sơn là những bài thơ chứa đầy tình, nhạc và rượu. Từ sau cuộc khởi loạn này, thơ ca phản ánh cuộc sống điêu tàn, thống khổ. Tuy nhiên, đây cũng chính là giai đoạn phát triển nhất của thơ Đường. Bên cạnh những nhà thơ lớn mà thơ ca của họ có ý nghĩa bao trùm cả giai đoạn như Lý Bạch và Đỗ Phủ còn xuất hiện hàng loạt cây bút khác. Ngồi hai khuynh hướng chính là lãng mạn – thi tiên Lý Bạch đứng đầu và phong cách hiện thực – tiêu biểu nhất là thi thánh Đỗ Phủ, thời Thịnh Đường, thơ ca cịn có hai trường phái: Phái thơ điền viên - sơn thủy và phái thơ biên tái. Phái điền viên - sơn thủy tiêu biểu nhất là Mạnh Hạo Nhiên - Vương Duy với thú nhàn tản ẩn dật, lánh đời. Phái thơ biên tái, tiêu biểu nhất là Cao Thích và Sầm Tham. Họ là những người cuồng phóng với chất thơ vừa có tính lãng mạn tích cực vừa có tính chất hiện thực phê phán.

Thời Trung Đường (766 - 835): sau loạn An Lạc Sơn và Sử Tư Minh, quyền lực của triều đình bị giảm sút, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Trước bối cảnh lịch sử ấy, thơ ca phần lớn tập trung phản ánh hiện thực. Nổi bật nhất là phong trào Tân Nhạc phủ mà Bạch Cư Dị là người chủ xướng. Tân nhạc phủ chủ yếu phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân, tố cáo xã hội đầy rẫy những khổ đau và bất cơng, đồng thời thể hiện lịng đồng cảm sâu sắc với nhân dân lao động. Do kế thừa truyền thống hiện thực chủ nghĩa, cố gắng giữ được mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống nên thơ ca giai đoạn này vừa phản ánh chân thực cuộc sống xã hội đương thời vừa phát huy được tác dụng tích cực của thơ ca khiến cho thơ ca Trung Đường có bước phát triển mới.

31

Ngồi Bạch Cư Dị, có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như: Trương Tịch, Vương Kiến, Lí Thân, Nguyên Chẩn...

Thời Vãn Đường (836 - 907): tình trạng kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng suy đồi, triều đình phong kiến ngày càng thối nát và đi đến diệt vong. Thơ ca cũng rơi vào cảnh trì trệ. Tiêu biểu nhất là Lí Thương Ẩn và Đỗ Mục Chi. Thơ của họ là thơ trữ tình ít có ý nghĩa xã hội, thành tựu khơng đáng kể. Bên cạnh đó, một số nhà thơ chịu ảnh hưởng của phong trào Tân Nhạc phủ như: Nhiếp Di Trung, Đỗ Tuân Hạc, Bì Nhật Hưu. Có thể nói, thời Vãn Đường thơ ca đã bắt đầu tàn tạ khép lại gần 300 năm thơ ca của thời kì đầy biến động.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)