Xuất một số phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. xuất một số phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường

Vấn đề làm sao để dạy tốt thơ Đường đã trở thành mối trăn trở của rất nhiều thế hệ GV. Trong bối cảnh hiện nay, dạy học đọc hiểu là phương pháp dạy học phù hợp, là con đường để bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ cho HS. Có rất nhiều cách đọc hiểu được đưa ra như: đọc hiểu hoàn nguyên, đọc hiểu văn bản theo thể loại, đọc hiểu liên văn bản, đọc hiểu theo cấu trúc văn bản, đọc hiểu theo ký hiệu học, đọc hiểu theo tiếp cận văn hóa, đọc hiểu theo lý thuyết tiếp nhận, đọc hiểu theo tiếp cận thi pháp. Trong phạm vi của luận văn người viết xin đề xuất một số phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản thơ Đường sau:

+ Dạy học đọc hiểu văn bản theo tiếp cận thi pháp + Dạy học đọc hiểu văn bản theo thể loại văn bản + Dạy học đọc hiểu văn bản theo tiếp cận văn hóa + Dạy học đọc hiểu văn bản theo lý thuyết tiếp nhận

2.3.1. Dạy học đọc hiểu thơ Đường theo tiếp cận thi pháp

Phương diện thi pháp được coi là yếu tố hình thức quan trọng để biểu đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Trong quá trình dạy thơ Đường không thể bỏ qua hướng tiếp cận thi pháp. Đây cũng chính là q trình GV hướng dẫn HS làm chủ tác phẩm, giúp HS hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Dạy học đọc hiểu thơ Đường theo tiếp cận thi pháp sẽ chủ yếu quan tâm tới yếu tố về con người, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.

Con người là chủ thể đồng thời cũng là đối tượng của văn học. Một bài thơ Đường dù tả cảnh hay tả tình cũng ln hiện hữu bóng dáng con người. Vì vậy đọc hiểu thơ Đường phải khám phá được hình ảnh con người trong mỗi bài thơ. Trong thơ Đường xuất hiện hai kiểu con người cơ bản là con người vũ trụ và con người đời thường. Tuy nhiên dù ở góc độ nào thì hình ảnh con người xuất hiện trong thơ Đường ln đẹp và sâu lắng.

62

Hình ảnh con người vũ trụ xuất phát từ quan niệm con người là trung tâm của trời đất, là tổng hịa của các mối quan hệ. Chính vì vậy, con người có khi xuất hiện trong tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, cũng có khi mang tâm trạng cô đơn, nhỏ bé. Ta bắt gặp trong Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch hình ảnh con người “vọng nguyệt hồi hương”. Trong khơng gian bao la, ánh trăng ngự trị như màn sương che phủ mặt đất, đêm khuya tĩnh mịch, vắng lặng càng gợi con người về sự nhỏ bé, về nỗi buồn xa xứ. Vầng trăng đêm nay trên đất khách quê người gợi lại hình ảnh vầng trăng trên núi Nga Mi - nơi quê hương yêu dấu của tác giả. Dường như ngoại cảnh đã trở thành cái cớ để nhà thơ trở lại với chính mình. Tâm trạng nhớ quê của thi nhân cứ thế mà trào dâng:

“Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương.”

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương.)

(Tương Như dịch, trong Thơ Đường, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1987) Hai tư thế hoàn toàn đối lập nhau “cử đầu” và “đê đầu”, hai hình ảnh “minh nguyệt” và “cố hương” vừa khắc họa rất rõ hình ảnh của nhân vật trữ tình, vừa thể hiện mạnh mẽ nỗi nhớ quê hương day dứt trong lịng ơng. Niềm vui, sự hân hoan được giao hòa với thiên nhiên không sao che đi nỗi nhớ cố hương. Bài thơ khép lại nhưng mở ra một thế giới mênh mang của tâm trạng. Đó chính là một nỗi buồn sâu kín, nỗi buồn của một con người tha hương. Nỗi buồn ấy như lan vào không gian, thấm vào từng câu chữ, quyện vào trong hình ảnh, hịa vào trong tư thế cúi đầu của nhà thơ.

Nếu Lí Bạch cơ đơn và nhớ q trong hồn cảnh tha hương thì Hạ Tri Chương với Hồi hương ngẫu thư sự cô đơn và nỗi nhớ quê lại diễn ra ngay chính trên quê hương của mình. Sau hơn năm mươi năm xa quê, tác giả trở về với hình ảnh “lão đại”, “mấn mao tồi”. Trước sự chảy trơi vơ

63

tình của thời gian đã khiến hình dáng của con người có quá nhiều thay đổi chỉ có giọng q, hồn q là khơng gì có thể thay đổi. Điều đó cho thấy tình u q sâu nặng của Hạ Tri Chương. Trở về thăm quê với tâm trạng bồi hồi, buồn vui lẫn lộn, mừng mừng tủi tủi, về để thỏa nỗi nhớ mong. Vậy nhưng, trở về quê, vốn là người con của quê mẹ mà nay lại trở thành khách ngay chính trên quê hương của mình. Tác giả rơi vào hoàn cảnh thật éo le:

“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức Tiếu vấn: khách tịng hà xứ lai?”

(Trẻ con nhìn lạ khơng chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?)

(Phạm Sĩ Vĩ dịch, trong Thơ Đường, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1987) Sau tiếng cười trong trẻo và thân thiện của trẻ nhỏ, ẩn giấu sự sửng sốt, nỗi buồn thấm thía của thi nhân. Bài thơ khép lại bằng một câu hỏi tu từ để lại bao ngậm ngùi và xót xa. Bài thơ chỉ có bốn câu, với vỏn vẹn hai mươi bảy chữ không một chữ nào nói về tình cảm vậy mà tình cảm cứ trào dâng. Đọc bài thơ thấy được tâm trạng hụt hẫng biết bao, tủi lòng biết bao của Hạ Tri Chương.

Khác với con người vũ trụ, con người đời thường được xem xét trong những mối quan hệ xã hội. Ở mảng này, hình ảnh con người chủ yếu xuất hiện với hiện thực đau thương, đói khổ, mất mát thậm chí là chết chóc. Với Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Đỗ Phủ đã miêu tả rất rõ nét

nỗi thống khổ của nhân dân. Bài thơ mở đầu bằng cảnh tượng lộng hành, giận dữ của thiên nhiên. Tuy miêu tả khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ tâm trạng hoảng hốt, tiếc nuối và bất lực của nhà thơ vì gió liên tiếp cuốn những lớp tranh bay tứ tung. Nỗi bất hạnh của con người càng được đẩy lên cao khi những tấm tranh bay quá cao, q xa khó lịng lấy lại; cái ở gần thì bị lũ trẻ xơ cướp giật. Một nỗi khốn cùng, đau khổ không ai chia

64

sẻ, một tâm trạng đầy xót xa và bất lực “Môi khô miệng cháy gào chẳng được”. Vậy mà tai họa vẫn chưa dừng lại, cơn mưa ập đến khiến cho cuộc sống của con người càng trở nên khổ cực hơn với cảnh rét mướt, lạnh lẽo, nhà dột, giường ướt, chịu cảnh dầm nước thâu đêm. Cảnh tượng ấy, nỗi đau khổ và bất hạnh kia không chỉ riêng Đỗ Phủ đang phải hứng chịu mà đó là cảnh tượng chung của người dân lúc bấy giờ. Miêu tả hình ảnh con người đời thường với những khổ cực, các thi nhân không chỉ cho ta thấy tấm lòng nhân đạo cao cả mà còn đưa bản tố cáo đanh thép và đầy sức thuyết phục.

Đọc hiểu thơ Đường theo hướng thi pháp cũng cần hướng dẫn cho HS đọc hiểu không gian và thời gian nghệ thuật. Đây là hai phạm trù tiêu biểu trong thi pháp học. Trong thơ Đường, nếu không gian nghệ thuật được chia làm hai loại là không gian vũ trụ và khơng gian đời thường thì song hành với đó thời gian nghệ thuật cũng chia làm thời gian vũ trụ và thời gian đời thường.

Tiêu biểu hơn cả trong thơ Đường là không gian, thời gian mang tầm vóc vũ trụ. Ta bắt gặp trong Tĩnh dạ tứ khoảng thời gian và không gian gợi nhớ, gợi thương. Lí Bạch chọn khoảng thời gian là đêm khuya. Đó là khoảng thời gian khiến con người cơ đơn nhất, đó cũng là khi con người tự mình đối diện với chính mình. Bao nhiêu tâm sự, bao nhiêu nỗi niềm tưởng chừng như đã quên vậy mà khi đêm xuống, một mình cơ đơn lại thổn thức, không sao ngăn được. Không gian được gợi ra ở ngay nhan đề bài thơ là một không gian thanh tĩnh. Hơn thế nữa nó là cái tĩnh lặng của đêm khuya. Không một âm thanh, không một tiếng động, mọi giác quan của con người tập trung vào ánh trăng. Mở đầu bài thơ là không gian nơi “sàng tiền”. Từ một không gian hẹp, riêng tư nhà thơ theo ánh trăng mà đến với không gian lớn hơn, không gian của đất trời. Không gian bị bao phủ bởi ánh trăng, cả mặt đất ngỡ là sương nhưng thực chất chỉ là ánh

65

trăng đang lan tỏa. Trăng càng tròn, trăng càng sáng lại càng gợi về những kí ức đồn viên mà thơi thúc người ta nhớ về quê hương. Trăng thu sáng vằng vặc, ánh sáng trong mà lạnh. Đối với người đang sống ở nơi đất khách quê người thật khiến người ta chạnh lòng, khiến người ta thêm cô đơn, trống trải.

Cũng trong khoảng thời gian và không gian vũ trụ bao la, Trương Kế không thôi thổn thức nỗi nhớ quê nhà qua bài thơ Phong Kiều dạ bạc. Thời gian được nhắc đến là lúc nửa đêm. Nhà thơ thật tài tình khi lấy động tả tĩnh. Lấy tiếng quạ kêu, tiếng chng chùa văng vẳng để nói cái tĩnh lặng trong đêm khuya. Khơng gian cũng có ánh trăng nhưng khơng phải trăng lúc trịn, lúc sáng vằng vặc mà là vầng trăng huyền ảo vào lúc sắp biến mất. Trong màn đêm mông lung, mờ mịt ấy có le lói ánh sáng tự ngọn đèn chài nhưng cũng chẳng đủ để trông rõ cảnh vật, chỉ thấy mờ mờ vịm cây bên sơng. Giữa đất trời bao la, cảnh sắc thanh vắng nơi xóm bến càng khiến con người trở nên cơ đơn hơn bao giờ hết vì thế khơng gian càng nặng u sầu.

Ngồi khơng gian, thời gian vũ trụ, trong thơ Đường cịn có khơng gian, thời gian đời thường. Kiểu không gian và thời gian này thường xuất hiện trong các bài thơ cổ thể khi các nhà thơ hiện thực giãi bày tâm sự về thời thế, về những binh biến tang thương qua khơng gian loạn li hoặc chính khơng gian từ đời sống hiện thực. Mao ốc vị thu phong sở phá ca của Đỗ Phủ ra đời trong khi xã hội còn rất rối loạn (sau biến An Lộc Sơn - Sử Tư Minh). Thời gian cụ thể được tác giả xác định rất rõ trong bài thơ: “Tháng tám, thu cao, gió thét già”. Đó là thời gian ở hiện tại, kiểu thời gian đời thường. Không gian mở đầu bài thơ cũng là cảnh không gian thực tại, khơng gian của hiện thực. Đó là cảnh nhân dân chịu lầm than, thống khổ; là bức chân dung chân thực của cụ già sức yếu chống gậy bất lực trước thiên tai; là cảnh “cướp giật” những lớp tranh vô giá trị của những đứa trẻ thôn Nam. Hơn thế nữa,

66

Đỗ Phủ cịn chỉ ra tình trạng khổ cực mà muôn nhà đang gánh chịu, là cảnh sinh hoạt cùng khổ của muôn dân:

“Bố khâm đa niên lãnh tự thiết, Kiêu nhi ác ngọa đạp lí liệt Sàng đầu ốc lậu vơ can xứ, Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt Tự kinh táng loạn thiểu thụy miên Trường dạ triêm thấp hà do triệt”

(Mềm vải lâu năm lạnh tựa sắt Con nằm xấu nết đạp lót nát

Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê

Đêm dài ướt át sao cho trót?)

(Khương Hữu Dũng dịch, trong Thơ Đỗ Phủ, NXB Văn học, Hà Nội, 1962) Bài thơ không chỉ miêu tả nỗi thống khổ của Đỗ Phủ mà thông qua đó đã biểu hiện sự thống khổ của tất cả “kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ”, để biểu hiện thảm họa của xã hội, của thời đại.

Tóm lại, trong q trình hướng dẫn HS đọc hiểu thơ Đường GV cần định hướng để HS cảm nhận được về hình ảnh con người và các phạm trù không gian và thời gian được khắc họa trong thơ. Từ những dấu hiệu ấy HS sẽ nắm được dụng ý của tác giả, để từ đó hiểu được các tầng lớp ý nghĩa, những giá trị đặc sắc của bài thơ.

2.3.2. Dạy học đọc hiểu thơ Đường theo thể loại

Dạy học đọc hiểu thơ Đường theo đặc trưng thể loại là một hướng tiếp cận phù hợp và hiệu quả trong quá trình dạy học hiện nay. Thông qua phương pháp dạy học này, HS không chỉ nắm được kiến thức về tác phẩm

67

trong chương trình học mà HS sẽ có được kiến thức nền tảng để đọc hiểu bất kì một tác phẩm thơ Đường nào.

Khi dạy đọc hiểu thơ Đường theo thể loại GV cần bám sát các đặc trưng của thơ trữ tình. Nghĩa là phải dẫn dắt để HS nắm được đề tài, hiểu ngôn từ, phát hiện ra tứ thơ và từ đó tìm đến hồn thơ. Trước hết GV hướng dẫn HS xác định đề tài của bài thơ. Với thơ Đường việc xác định đề tài trong mỗi tác phẩm có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Đây là cánh cửa đầu tiên để khám phá vẻ đẹp và nét độc đáo của thơ Đường. Thêm vào đó, HS cũng thấy được phong cách độc đáo của các thi nhân đời Đường. Hồi

hương ngẫu thư, Tĩnh dạ tứ và Phong Kiều dạ bạc đều viết về tình yêu quê hương. Tuy nhiên trong Tĩnh dạ tứ, Phong Kiều dạ bạc là nỗi nhớ quê da diết, khắc khoải khi Lí Bạch và Trương Kế ở xa quê còn với Hồi hương ngẫu thư là khi Hạ Tri Chương đã đặt chân về quê. Ở đây HS sẽ thấy được trong cùng một đề tài nhưng mỗi bài thơ mang dấu ấn riêng và thể hiện phong cách nghệ thuật của mỗi thi nhân.

Một trong những bước quan trọng khi đọc hiểu thơ là HS cần đọc và hiểu về ngơn ngữ thơ. Do đó, trong q trình dạy thơ Đường, GV cần hướng dẫn HS đọc bài thơ sao cho đúng từ ngữ, đọc đúng thanh điệu và nhịp điệu. Sau đó GV hướng dẫn HS đối chiếu bản dịch thơ và bản phiên âm. Với hoạt động tìm hiểu chú thích, GV nên u cầu HS chuẩn bị trước khi lên lớp. Trong giờ dạy GV chỉ hỏi lại một vài từ để kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS. Chẳng hạn khi dạy bài thơ Hồi hương ngẫu thư, GV hướng dẫn HS cách đọc (câu 1,2 giọng chậm, buồn; câu 3 giọng hơi ngạc nhiên; câu 4 giọng hỏi, cao hơn và nhấn mạnh ở các tiếng nào, chơi) và

cách ngắt nhịp: 4/3, 4/3, 4/3, 2/2/3. Sau đó HS đọc lại cả ba phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. GV kiểm tra việc hiểu từ Hán Việt của HS qua việc yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ: ngẫu, hương âm, mấn mao, hà xứ... Ở đây, GV có thể phân tích thêm nghĩa của từ ngẫu trong nhan đề

68

bài thơ: nguyên tác là ngẫu thư nghĩa là ngẫu nhiên viết chứ khơng phải

tình cảm được bộc lộ ngẫu nhiên, ngẫu nhiên viết vì khi về thăm quê tác giả không chủ định làm bài thơ. Tuy nhiên đằng sau duyên cớ tưởng chừng như ngẫu nhiên ấy là tình yêu quê hương sâu nặng, thường trực như một sợi dây đàn căng hết mức chỉ cần khẽ chạm là ngân lên, vang mãi. Hiểu được như vậy để thấy chữ ngẫu không làm giảm ý nghĩa của bài thơ mà cịn nâng nó lên gấp bội.

Thơ Đường lời ít, ý nhiều; nói ít, gợi nhiều; ngơn từ cơ đọng, xúc tích. Vậy nên, khi hướng dẫn HS đọc hiểu các tác phẩm thơ Đường một thao tác không thể thiếu của GV chính là hướng dẫn các em tìm hiểu nhãn tự, khai thác những từ ngữ giàu hình ảnh và ý nghĩa. Chỉ có hiểu nghĩa của từ mới hiểu được tác phẩm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý cần chọn lọc các từ ngữ có tính cơ đọng, hàm súc, có giá trị để khai thác để từ đó thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thấy được cái tài của thi nhân. Trở lại hai câu thơ đầu tiên trong bài Hồi hương ngẫu thư:

“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi” (Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)

(Trần Trọng San dịch, trong Thơ Đường, tập I, Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1966) Hạ Tri Trương đã thật khéo léo và tài tình khi sử dụng cụm từ “hương âm vô cải”. Sau hơn năm mươi năm xa quê con người có bao đổi thay từ tuổi tác đến diện mạo, duy nhất chỉ có giọng quê khơng đổi. Đó là thứ bất biến, là chi tiết vừa có tình chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu thơ đường (trung quốc) cho học sinh trung học cơ sở theo chương trình ngữ văn 2018 (Trang 70)