MỘT SỐ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA CƠNG NHÂN ĐĨNG TÀU 1 Tình hình rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 118 - 124)

- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.

4.3. MỘT SỐ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CỦA CƠNG NHÂN ĐĨNG TÀU 1 Tình hình rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp

4.3.1. Tình hình rối loạn cơ xƣơng nghề nghiệp

Tư thế lao động bắt buộc, không sinh lý và phải thực hiện liên tục, động tác lặp đi lặp lại nhiều, trong suốt thời gian làm việc là nguyên nhân dẫn

đến tình trạng rối loạn cơ xương. Khi các nhóm cơ được sử dụng liên tục với cường độ cao sẽ rơi vào tình trạng quá tải, kết hợp với một số nhóm cơ khác bị chèn ép do tư thế ngồi hoặc đứng liên tục, dẫn tới các rối loạn cơ-xương- khớp tích lũy dần theo thời gian. Các triệu chứng thường bắt đầu bằng viêm dây thần kinh chạy dọc theo ống xương, khớp, cảm giác đau khi vận hành, các dạng như viêm cơ, viêm gân, viêm bao gân, thối hóa cột sống.

Các vị trí đau mỏi cơ xương nhiều là vùng gáy (31,7%), bả vai (30,3%), khuỷu tay (26,6%), nửa dưới của lưng (26,1%) và cổ tay, bàn tay (15,6%). Tỷ lệ RLCX ở nhóm TTSX (50,9%) cao hơn so với nhóm GTSX (37,4%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR= 1,73 (p<0,001) và không khác biệt theo PX (p>0,05) (bảng 3.30).

Alexopoulos E. C. và cs. (2006) nghiên cứu cắt ngang ở 853 nhân viên nhà máy đóng tàu thấy 37%, 22% và 15% cơng nhân có rối loạn cơ xương nghề nghiệp ở lưng, vai, cổ tay và bàn tay trong 12 tháng qua. Trong số cơng nhân rối loạn cơ xương có 27% số người có ít nhất một lần đi khám bệnh và 20% số người có ít nhất một lần nghỉ ốm. Có nhiều yếu tố cá nhân và cơng việc liên quan đến tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp như bệnh phối hợp, tư thế lao động [44].

Một nghiên cứu khác theo chiều dọc trong 01 năm ở 853 cơng nhân đóng tàu của Alexopoulos E. C. và cs. (2008) cho thấy 14% số cơng nhân phải nghỉ ốm ít nhất một lần do đau lưng và thắt lưng, trong đó tỷ lệ tái phát là 41%. Những yếu tố nguy cơ chủ yếu dẫn đến nghỉ ốm do đau lưng (HR: 6,52; CI 95%: 3,16-13,46) cao hơn so với các bệnh khác (HR: 3,07; CI 95%: 1,66-5,68). Những cơng nhân có tiền sử thốt vị đĩa đệm có tỷ lệ hồi phục khả năng lao động ít hơn so với những công nhân rối loạn cơ xương ở cổ tay và đau thắt lưng đơn thuần [51].

Xu L. và cs. (2011) nghiên cứu tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp ở 1.570 cơng nhân đóng tàu so sánh với 253 nhân viên hành chính

(nhóm chứng) thấy rối loạn cơ xương chủ yếu ở vùng cổ, thắt lưng và vai (58,0%; 54,6% và 44,3%) và có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm cơng việc (p<0,05). Lao động nữ có tỷ lệ rối loạn cơ xương ở cổ và vai cao hơn so với các công nhân nam (p<0,05). Tình trạng rối loạn cơ xương ở vùng cổ, thắt lưng và vai có liên quan với tuổi và thời gian lao động [150].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy trong 12 tháng tỷ lệ RLCX ít nhất ở một vị trí của nhóm cơng nhân TTSX ≥30 tuổi (76,5%) và tuổi nghề ≥10 năm (76,3%) cao hơn so với nhóm <30 tuổi (37,0%) và tuổi nghề <10 năm (39,2%) với OR= 5,53 và 4,98 (p<0,001) (bảng 3.31). Tỷ lệ RLCX nghề nghiệp cao nhất ở nhóm thợ cắt hơi (69,4%), nhóm thợ phun hạt mài (52,2%), thợ hàn (50,8%) và thấp nhất là nhóm gia cơng vỏ tàu (46,1%). Tỷ lệ đau mỏi gáy (66,7%), bả vai (52,8%), khuỷu tay (55,6%), cổ tay/bàn tay (47,2%), nửa trên của lưng (41,7%), nửa dưới của lưng (55,6%) và một hoặc hai đùi (36,1%) của nhóm thợ cắt hơi cao hơn so với các nhóm nghề khác, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05- 0,01 (bảng 3.32).

Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của Song T. B. và cs. (2001) [127] khi nghiên cứu tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp ở cơng nhân trong các nhà máy đóng tàu thấy mức độ của các yếu tố nguy cơ lần lượt là thợ hàn> thợ ống tàu> thợ lắp máy. Tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp gặp nhiều nhất ở phần lưng và cổ, tiếp đến là vai và cổ tay. Phân tích hồi quy cho thấy có tương quan thuận giữa tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp với các bệnh phối hợp và thời gian phơi nhiễm: hệ số tương quan r ở cổ tay, vai và lưng (khi làm việc tĩnh) là 0,670; 0,740 và 0,958 (p<0,05).

Chúng tơi cho rằng nhóm thợ cắt hơi hay phải sử dụng máy khoan hơi, máy mài, máy cắt nên có tỷ lệ rối loạn cơ xương cao và tiếp xúc lâu dài có thể dẫn đến bệnh rung chuyển nghề nghiệp. Thực tế nghiên cứu vận tốc rung của các dụng cụ cầm tay ở các PX cho thấy số mẫu đo vận tốc rung của các dụng cụ cầm tay không đạt TCVSLĐ như PX Trang trí (100%), Làm sạch và sơn

(35,7%), Thiết bị, Trang bị (26,7%). Vận tốc rung của các dụng cụ cầm tay ở PX Trang trí trung bình là 6,6  2,2 cm/s (bảng 3.4).

Các nghiên cứu cũng cho thấy bệnh rung chuyển cục bộ cũng đã gặp nhiều ở cơng nhân đóng tàu [55], [79], [94], [109]. Cherniack M. G. và cs. (1990) [55] nghiên cứu trên 48 công nhân sử dụng các máy mài nén khí bị bệnh rung chuyển nghề nghiệp thấy 47/48 bệnh nhân (98%) có triệu chứng tê và ngứa ở bàn tay và ngón tay, rối loạn khả năng phân biệt cảm giác với tần số rung 30 Hz. 25% số bệnh nhân giảm tốc độ dẫn truyền cảm giác của dây thần kinh giữa ở cổ tay (dưới 48 m/s). Trong nhóm này, có một nửa số bệnh nhân giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh trụ (dưới 47m/s).

Letz R. và cs. (1992) [94] nghiên cứu trên 375 cơng nhân sử dụng máy khoan, nghiền khí nén tại một xưởng đóng tàu ở đơng bắc Hoa Kỳ thấy triệu chứng rối loạn vận mạch (ngón tay trắng) của các nhóm tiếp xúc tồn bộ thời gian làm việc với rung chuyển, tiếp xúc một phần và không tiếp xúc với các công cụ rung chuyển là 71%, 33% và 6%. Triệu chứng tê, ngứa ran ở bàn tay và ngón tay của ba nhóm tiếp xúc là 84%, 50% và 17%. Phân tích hồi quy thấy tỷ lệ triệu chứng rối loạn cảm giác tăng theo thời gian tiếp xúc. Thời gian tiềm tàng để khởi phát các triệu chứng của bệnh rung chuyển đối với nhóm tiếp xúc toàn bộ thời gian làm việc với dụng cụ gây rung là <5 năm.

Jang J. Y. và cs. (2002) nghiên cứu trên 344 công nhân tiếp xúc với rung và 53 công nhân không tiếp xúc với rung ở một nhà máy đóng tàu thấy tỷ lệ rối loạn vận mạch và rối loạn cảm giác ở nhóm tiếp xúc với rung (22,7 và 78,2%) cao hơn so với nhóm chứng (0% và 34,0%). Tỷ lệ và mức độ nặng của hội chứng rung ở bàn tay, cánh tay tăng theo thời gian tiếp xúc [79].

Park H. S. và cs. (2007) [109] nghiên cứu bệnh rung ở công nhân mài trong nhà máy đóng tàu thấy gia tốc trung bình trong 4 giờ mài hoàn thiện là 6,23 m/s2 và trong khi mài thô là 13,39 m/s2. Thời gian tiếp xúc trung bình với máy mài trong ca làm việc là 4,64 giờ/ngày. Các tác giả sử dụng các

phương pháp của ISO 5349 và dự đoán rằng sau khi tiếp xúc với rung trong 10,7 năm thì có khoảng một nửa cơng nhân mài hoàn thiện bị rối loạn vận mạch ở ngón tay. Đối với nhóm mài thơ là 5,2 năm.

Như vậy, mặc dù chưa đến mức mắc bệnh rung chuyển nghề nghiệp cục bộ, nhưng ở cơng nhân đóng tàu đã bắt đầu xuất hiện tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp, đặc biệt là ở nhóm thợ cắt hơi và thợ phun mài.

4.3.2. Bệnh bụi phổi- silic nghề nghiệp

Môi trường lao động của cơng nhân đóng tàu bị ơ nhiễm bụi. Các phân xưởng Trang trí ơ nhiễm bụi 100%, cạo gỉ, phun sơn 77,5%. PX Trang trí có nồng độ bụi tồn phần vượt TCVSLĐ tới 7,8 lần (bảng 3.6). Hàm lượng silic tự do trong bụi hơ hấp ở các PX đóng tàu tương đối cao: từ 3,2% đến 27,2%, cao nhất là ở PX Trang trí (27,2%). Đây chính là nguyên nhân dẫn đến BBPSi nghề nghiệp tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long.

Để chẩn đốn BBPSi chúng tơi dựa vào hệ thống phân loại hình ảnh X- quang của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BBPSi nghề nghiệp ở cơng nhân TTSX là 5%. Trong đó PX Vỏ tàu (8,2%), PX Làm sạch, sơn, Trang trí (2,9%) và PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (2,8%); với p<0,01 (bảng 3.38).

Tuy nhiên tỷ lệ mắc BBPSi của cơng nhân đóng tàu Hạ Long (5%) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây ở Xí nghiệp Liên hiệp đóng tàu Ba Son năm 2000 (15,0%). Lương Minh Tuấn (2005) [42] cũng thấy rằng số người mắc BBPSi và nghi ngờ mắc BBPSi đều tập trung ở hai phân xưởng Vỏ tàu (64,3%) và Oxy- trang trí (35,7%).

Qua nghiên cứu còn thấy tỷ lệ BBPSi nghề nghiệp ở nhóm tuổi đời ≥50- 59 tuổi và tuổi nghề >25 năm (39,3% và 32,0%) cao hơn so với nhóm tuổi đời 30- 39 tuổi (2,3%) và tuổi nghề 16- 20 năm (15,9%); p<0,001. Tỷ lệ BBPSi cao nhất là ở nhóm thợ hàn (10,5%), tiếp đến là nhóm thợ phun hạt mài (3,5%), cắt hơi (2,8%), lắp ráp vỏ tàu (2,6%), gia công vỏ tàu (2,6%),

khơng gặp trường hợp nào ở nhóm thợ điện và phóng dạng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.39- 3.41).

Lương Minh Tuấn (2005) [42] nghiên cứu tại Cơng ty đóng tàu Hồng Hà cũng thấy tuổi nghề càng cao thì tỷ lệ mắc và nghi ngờ mắc BBPSi càng cao: tăng từ 8,3% ở nhóm có tuổi nghề ≤10 năm tăng lên 18,8% ở nhóm có tuổi nghề 11- 15 năm và tăng tới 23,8% ở nhóm có tuổi nghề >15 năm, có mối tương quan thuận với hệ số tương quan r= 0,78 (p<0,01). Những chức danh nghề nghiệp có tỷ lệ nghi ngờ mắc và mắc BBPSi cao là phun cát, sơn, hàn, gò, compozit.

4.3.3. Bệnh điếc nghề nghiệp

ĐNN là bệnh do tiếng ồn của môi trường lao động gây tổn thương không phục hồi của cơ quan Corti.

Cơng nhân đóng tàu phải chịu tác động lớn của tiếng ồn liên tục trong cả thời gian lao động. Cường độ tiếng ồn đo được từ 90 - 102 dBA, tập trung ở các giải tần số từ 63- 4.000Hz. Những PX ô nhiễm tiếng ồn vượt TCVSLĐ là PX Làm sạch và sơn (100%), Trang trí (100%), Vỏ tàu (92,9%), Thiết bị và trang bị (88,0%). Lao động trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, với thời gian tiếp xúc dài, nên ở cơng nhân đóng tàu đã xuất hiện một số ca ĐNN. Tỷ lệ ĐNN ở công nhân TTSX là 3,8% (giảm thính lực nhẹ: 2,6%; giảm thính lực trung bình: 0,8% và điếc đặc là 0,3%).

Phan Tuấn (1995) [41] thấy tỷ lệ ĐNN trong ngành đóng tàu tại Hải Phòng là 9,64%, trong đó ĐNN loại nhẹ là 35,43%; loại vừa là 29,13% và loại nặng là 18,11%. Lương Minh Tuấn (2005) [42] thấy tỷ lệ ĐNN ở Cơng ty đóng tàu Hồng Hà là 9,9%. Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2007) [21] nghiên cứu trên 150 công nhân tiếp xúc với tiếng ồn trong ngành đóng tàu thấy tỷ lệ được chẩn đoán mắc bệnh ĐNN là (14,7%).

Tỷ lệ ĐNN cao nhất là ở nhóm thợ phun hạt mài (6,1%), tiếp đến là cắt hơi (5,6%), thợ hàn (3,9%), lắp ráp vỏ tàu (1,8%), gia công vỏ tàu (1,3%),

không gặp trường hợp điếc nào ở nhóm thợ điện và phóng dạng, nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05), (bảng 3.43- 3.45).

Lương Minh Tuấn (2005) [42] thấy tuổi nghề càng cao tỷ lệ công nhân bị ĐNN càng tăng: tăng từ 4,8% ở nhóm có tuổi nghề ≤10 năm tăng lên 8,3% ở nhóm có tuổi nghề 11- 15 năm và 14,1% ở nhóm có tuổi nghề >15 năm. Mối tương quan giữa tuổi nghề và tỷ lệ bệnh ĐNN là mối tương quan thuận với r= 0,58 (p<0,05).

Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2007) [21] thấy bệnh ĐNN ở công nhân đóng tàu tăng theo tuổi đời và tuổi nghề. Đối với tuổi đời, tỷ lệ cao tập trung ở lớp tuổi từ 31- 40 năm. Đối với tuổi nghề, tỷ lệ cao nhất tập trung ở lớp tuổi nghề từ 11-20 năm.

Chúng tôi cũng thấy rằng hầu hết các cơng nhân đóng tàu đều thiếu hụt thính lực ở mức độ nhẹ, tỷ lệ ĐNN ở cơng nhân đóng tàu cao.

Tóm lại, mặc dù hầu hết cơng nhân đóng tàu có sức khỏe loại I, II (73,1%), chỉ có 3,9% số cơng nhân có sức khỏe loại IV và V. Nhưng đã có một tỷ lệ nhất định công nhân TTSX mắc các bệnh nghề nghiệp (BBPSi: 5,0%; ĐNN: 3,8%). Điều này chứng tỏ ảnh hưởng bất lợi của bụi và tiếng ồn là đặc thù trong mơi trường lao động của cơng nhân đóng tàu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 118 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)