Tai nạn lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 118)

- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.

4.2.3.Tai nạn lao động

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 5 năm (2006- 2010) có 152 trường hợp tai nạn lao động (16,1%). Tỷ lệ tai nạn lao động nhiều nhất là ở PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (54,9%), ít nhất là ở PX Làm sạch và sơn; Trang trí (3,8%). Nguyên nhân gây tai nạn lao động do lỗi nghề nghiệp (khơng tn thủ quy trình sản xuất và quy trình bảo đảm AT- VSLĐ) chiếm tỷ lệ cao nhất (49,3%), tiếp đến là rủi ro nghề nghiệp (tuân thủ đúng quy trình AT- VSLĐ, nhưng khơng may mắn do trục trặc kỹ thuật…) (31,6%) và thấp nhất là sơ suất nghề nghiệp (không cẩn thận, khơng chú ý đúng mức để có sai sót trong quá trình lao động…) (19,1%). Đa số là các trường hợp tai nạn lao động mức độ nhẹ (86,9%); có 13,2% trường hợp tai nạn lao động nặng và khơng có trường hợp nào tai nạn lao động chết người. Tỷ lệ tai nạn lao động nặng ở công nhân PX Vỏ tàu (21,1%) cao hơn so với PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (7,6%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.27, 3.28 và 3.29).

Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Bích Diệp và cs. (2008) [10], [11] ở một doanh nghiệp cơ khí đóng tàu: các cơng việc gây ra nhiều tai nạn là công việc của thợ sắt (37,1%), thợ hàn 32,4%), thợ gia công kết cấu thép (10,5%). Tỷ lệ tai nạn lao động có liên quan chặt chẽ đến làm việc ngoài trời và vận chuyển bằng tay. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn lao động là bị các vật va đập, đè (75,3%), do vật nóng (máy hàn, phun cát, điện) (7,5%), ngã từ trên cao 9,4%. Đa số các vết thương là vết thương phần mềm (67,9%), gãy, rạn xương (9,4%), bỏng (7,5%). Các tai nạn chấn thương nặng và khá nặng chiếm đa số (69,6%).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 118)