Phương pháp xác định cơ cấu bệnh tật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 43 - 46)

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp.

2.2.5.2.Phương pháp xác định cơ cấu bệnh tật

- Khám lâm sàng: toàn diện, hệ thống theo bệnh án mẫu (phụ lục 3), chú ý các triệu chứng, bệnh lý liên quan đến công việc và môi trường lao động.

- Thực hiện khám lâm sàng do các bác sỹ chuyên khoa thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường Giao thông Vận tải, Cục Y tế Giao thông vận tải.

* Phương pháp đánh giá thị lực:

- Thị lực được xác định bằng bảng thị lực vòng hở Landolt gồm các vòng hở giống như chữ C có các hướng khác nhau, có độ tương phản giữa chữ và nền đạt 85%.

- Đối tượng đứng cách bảng thị lực đúng 5m và xác định được hướng của vịng hở Landolt ở mức độ nào thì đánh giá thị lực ở mức độ đó. Nếu thị lực <10/10 xác định là giảm thị lực.

* Phương pháp đánh giá các chỉ số chức năng hệ tim - mạch:

- Tần số mạch yên tĩnh tương đối: được lấy vào lúc nghỉ yên tĩnh tương đối cùng với đo huyết áp ở mạch quay tay phải. Kết quả tính bằng nhịp/phút.

- Huyết áp động mạch yên tĩnh tương đối: được đo vào lúc yên tĩnh tương đối ở tư thế nằm, ở tay trái bằng huyết áp kế đồng hồ của Trung Quốc theo phương pháp của Korotkop. Đơn vị tính là milimet thuỷ ngân (mmHg). Phân độ THA theo JNC-VII (2003).

Bảng 2.3. Phân độ tăng huyết áp

Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg)

Bình thường <120 Và <80

Tiền THA 120-139 Hoặc 80-89

THA độ 1 140-159 Hoặc 90-99

THA độ 2 ≥160 Hoặc ≥100

- Điện tâm đồ (electrocardiogram- ECG): được ghi bằng máy Cardiofax của Nhật Bản ở tư thế nằm với 12 đạo trình cơ bản.

* Phương pháp đánh giá chức năng hô hấp:

Các chỉ số thơng khí phổi được đo bằng máy hô hấp kế tự động Autospiropal của hãng Minato (Nhật Bản). Máy Autospiropal hoạt động theo nguyên lý phế lưu kế, tự động tính tốn và cho kết quả các chỉ số FVC, FEV1, FEV1/FVC và chọn kết quả cao nhất.

- Yêu cầu đối tượng ngậm miệng vào ống thở của máy, đảm bảo sao cho khơng khí lúc đo khơng lọt ra ngồi ống thở. Dùng kẹp mềm kẹp vào mũi để cho luồng khơng khí thở hồn tồn đi qua miệng vào máy, đồng thời bắt đầu cho máy hoạt động. Sau khi hít thở bình thường khoảng 3 chu kỳ, u cầu đối tượng hít sâu tối đa và thở ra thật nhanh, thật mạnh, hết sức. Nghỉ 2 - 3 phút rồi làm lại như trên. Thực hiện đúng kỹ thuật 3 lần, lấy kết quả cao nhất.

- Số đo thơng khí phổi lý thuyết được tính bằng phương trình hồi quy áp dụng cho người Việt Nam.

Bảng 2.4. Các cơng thức để tính thơng khí phổi lý thuyết.

Thông số

Đơn vị

Phương trình hồi qui

Nam Nữ

FVC Lít 5,18H - 0,023A - 3,91 3,99H - 0,023A - 2,6 FEV1 Lít 3,87H - 0,026A - 2,2 3,55H - 0,022A - 2,34 * Nguồn: Theo Thường quy kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường của Bộ Y tế năm 2002.

H: Chiều cao (tính bằng mét); A: Độ tuổi (tính bằng năm).

Dựa trên sự suy giảm các chỉ số FVC, FEV1 và FEV1/FVC (%) để phân loại các hội chứng rối loạn thơng khí phổi (bảng 2.5).

Bảng 2.5. Các hội chứng rối loạn thơng khí phổi. Hội chứng FVC đo được/ lý thuyết (%)

FEV1 đo được/ lý thuyết (%) FEV1 /FVC (%) Bình thường 80 80 75 Hạn chế <80 80 75 Tắc nghẽn 80 <80 <75 Hỗn hợp <80 <80 <75

* Nguồn: Theo Thường quy kỹ thuật y học lao động và vệ sinh môi trường của Bộ Y tế năm 2002.

* Xác định cơ cấu bệnh tật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân nhóm bệnh và cơ cấu bệnh theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe [4].

Cơ cấu bệnh tật được phân thành 7 nhóm:

+ Nhóm bệnh nội khoa: gồm bệnh dạ dày tá tràng, đại tràng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh tim, bệnh khớp, bệnh huyết áp, bệnh thận...

+ Nhóm bệnh ngoại khoa: gồm bệnh trĩ, các loại u, viêm đường tiết niệu do sỏi, gẫy xương, đụng dập cơ và các bệnh ngoại khoa khác.

+ Nhóm bệnh tâm - thần kinh: gồm thoái hoá đốt sống thắt lưng, đốt sống cổ, viêm đa dây thần kinh, suy nhược thần kinh...

+ Nhóm bệnh tai- mũi- họng: gồm giảm sức nghe, viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tai xương chũm, thủng màng nhĩ, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm mũi các loại...

+ Nhóm bệnh răng- hàm- mặt: gồm sâu răng, mất răng, viêm quanh răng, cao răng, gẫy xương hàm...

+ Nhóm bệnh về mắt: gồm giảm thị lực, mắt hột, sẹo giác mạc, viêm thoái hoá võng mạc, lác...

+ Nhóm bệnh ngồi da - hoa liễu: gồm ghẻ, hắc lào, nấm da, eczema, lậu, giang mai...

* Xác định tình hình tai nạn lao động:

Hồi cứu nguyên nhân và mức độ thương tích do tai nạn lao động của công nhân từ năm 2006- 2010.

Tiêu chí đánh giá tai nạn lao động và phân loại tai nạn lao động theo Thông tư Liên tịch Số: 14/2005/TTLT/BL-TBXH- BYT-TLĐLĐVN ngày 8/3/2005 Hướng dẫn khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo tai nạn lao động [5]. Gồm 3 loại:

- Tai nạn lao động chết người. - Tai nạn lao động nặng. - Tai nạn lao động nhẹ.

* Phân loại sức khoẻ:

Phân loại sức khỏe các đối tượng nghiên cứu theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn khám sức khỏe [4]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 43 - 46)