Mức độ ô nhiễm bụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 106 - 108)

- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.

4.1.1.4. Mức độ ô nhiễm bụ

Bụi phát sinh trong cơng nghiệp đóng tàu có các chất mài mịn (như bụi cát, bụi kim loại hoặc các chất mài mịn khác) sử dụng trong q trình làm sạch bề mặt; bụi sơn phát sinh trong cơng đoạn sơn hồn thiện sản phẩm; bụi phát sinh ra do các hoạt động giao thông và bốc xếp hàng hố.

Cơng nghệ phổ biến nhất để làm sạch bề mặt vỏ tàu là phun áp lực cao hạt mài mòn như cát, hạt nix. Phương pháp này chi phí thấp, hiệu quả làm sạch khá cao, dễ đạt tiêu chuẩn Sa 2.5 (ISO 8501:1). Phun áp lực cao, khi va chạm với bề mặt kim loại, các hạt này bị vỡ thành bụi khuếch tán ra môi

trường trở thành nguồn ô nhiễm bụi rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe khu dân cư xung quanh. Hạt nix đã qua sử dụng (hạt nix thải) chứa khoảng 32,92% SiO2, 3,80% Ca, 1,09% Mg, một tỉ lệ khá cao các chất tan trong dung môi hữu cơ CCl4 như dầu và vụn sơn,... và các chất bị oxy hóa bởi hỗn hợp sunfo-chromic (chất hữu cơ). Ngoài ra, hạt nix thải còn chứa một hợp phần rất đáng được lưu ý là các kim loại, trong đó tỉ lệ lớn nhất là Fe (hơn 30%), Cu, Zn và Pb (chì chiếm khoảng 0,19%) [14], [22].

Công đoạn phun cát thường được thực hiện vào buổi tối để giảm ô nhiễm môi trường khơng khí khu vực dân cư xung quanh. Tuy nhiên các mẫu bụi lấy tại khu dân cư, cách điểm phun cát 200m và 500m đều không đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 [14], [22].

Công nhân phun cát, cạo gỉ trong cơng nghệ đóng tàu chịu nồng độ bụi silic rất cao là nguyên nhân dẫn đến BBPSi nghề nghiệp. Ngồi ra, khi hít thở khơng khí có nhiều bụi sẽ dẫn đến viêm phế quản cấp tính và mạn tính, viêm họng mạn tính và viêm quanh răng… [16], [62]

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ bụi toàn phần ở hầu hết các PX đóng tàu đều cao hơn TCVSLĐ từ 3- 4 lần. Nồng độ bụi toàn phần ở PX Trang trí trong ca lao động là 15,4  5,7 mg/m3, vượt TCVSLĐ tới 7,6 lần. Hầu hết các mẫu đo nồng độ hơ hấp ở các PX đóng tàu cũng vượt TCVSLĐ: PX Trang trí (100%), Làm sạch và sơn (77,5%). PX Trang trí có nồng độ bụi tồn phần vượt TCVSLĐ tới 7,8 lần (bảng 3.6).

Lương Minh Tuấn (2005) [42] nghiên cứu tại cơng ty đóng tàu Hồng Hà: những nơi có nhiều mẫu đo nồng độ bụi vượt TCVSLĐ là nơi sản xuất oxy (33,33%) và PX Vỏ tàu (80,0%) và nồng độ bụi cao nhất ở các PX sản xuất đã vượt TCVSLĐ từ 1,5- 4 lần.

Nồng độ bụi hô hấp càng cao, hàm lượng silic tự do trong bụi càng lớn thì nguy cơ gây BBPSi nghề nghiệp càng cao. Kết quả nghiên cứu (bảng 3.5) cho thấy hàm lượng silic tự do trong bụi hơ hấp ở các PX đóng tàu tương đối

cao: từ 3,2% đến 27,2%. Đây là nguyên nhân dẫn đến BBPSi nghề nghiệp ở cơng nhân đóng tàu.

Như vậy, cơng nhân đóng tàu phải tiếp xúc với nhiều yếu tố bất lợi trong môi trường lao động: nhiệt độ cao, tiếng ồn và đặc biệt là nồng độ bụi cao, vượt TCVSLĐ nhiều lần. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy giảm sức khỏe, khả năng lao động của người lao động và dẫn đến các bệnh nghề

nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)