Cơ cấu bệnh da liễu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 116 - 118)

- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.

4.2.2.6. Cơ cấu bệnh da liễu

Tỷ lệ bệnh da liễu ở nhóm TTSX (18,5%) cao hơn so với nhóm GTSX (7,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR= 2,67 (1,61- 4,45); p<0,001. Các bệnh da liễu thường gặp ở cơng nhân đóng tàu là sạm da (4,2%), viêm da tiếp xúc (4,2%), trứng cá (3,0%), sẹo hoặc loét da do bỏng hàn (2,0%). Tỷ lệ sạm da và viêm da tiếp xúc ở nhóm TTSX (4,9% và 5,0%) cao hơn so với nhóm GTSX (1,3% và 0,9%) với OR= 3,87- 5,97 (p<0,05- 0,01). Tỷ lệ viêm da tiếp xúc của công nhân ở PX Làm sạch, sơn và Trang trí (7,4%) và sẹo, loét do bỏng hàn ở PX Vỏ tàu (3,7%) cao hơn so với PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (1,4% và 0,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05- 0,01 (bảng 3.26)

Peltonen L. (1983) [113] điều tra dịch tễ học cắt ngang các bệnh da phổ biến ở 2.057 cơng nhân đóng tàu bằng bảng câu hỏi thấy 16% số trường hợp có tổn thương da. Sau đó, lựa chọn 355 cơng nhân để khám lâm sàng thấy tỷ lệ eczema nghề nghiệp là 11% ở 66 công nhân tẩy rửa, 10% ở 94 thợ mộc và khơng có trường hợp nào trong số 71 nhân viên văn phòng. Trong số 20 trường hợp eczema nghề nghiệp, có 5 trường hợp là do dị ứng và 15 trường hợp là các chất gây kích ứng. Vị trí tổn thương thường là bàn tay.

Nghiên cứu của Lương Minh Tuấn (2005) [42] ở Cơng ty đóng tàu Hồng Hà cho thấy tỷ lệ bệnh da liễu ở nhóm tiếp xúc (34,0%) cao hơn so với nhóm đối chứng (4,3%) (p<0,001).

Hoàng Thị Hiếu (2007) nghiên cứu cơ cấu bệnh ngồi da ở cơng nhân Nhà máy đóng tầu Hạ Long trong hai năm 2005- 2006 thấy tỷ lệ mắc bệnh ngồi da của nhóm TTSX là 27,8%. Các bệnh ngoài da chủ yếu ở nhóm TTSX là loét da do bỏng 30%, sạm da 25,8%, viêm da tiếp xúc 16%, sẩn ngứa 14,9%, nấm kẽ 3,5%, mày đay 2,2%, á sừng 1,3%, eczema 0,6%, tổ đỉa 0,4%, viêm da thần kinh 0,4% còn lại là những bệnh da khác, trong đó bệnh loét da do bỏng và sạm da chiếm tỷ lệ cao nhất là 30% và 25,8%. Trong các loại hình cơng việc thì cơng nhân gõ gỉ có tỷ lệ mắc bệnh ngồi da cao nhất (42%), tiếp theo là thợ lắp ráp, hàn (39,7%), thợ cắt hơi, cắt ống (38,4%). Cơng nhân điện có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (14%) [15].

Chúng tơi cho rằng, ngành sửa chữa, đóng tàu có cơng việc gõ gỉ làm sạch vỏ tàu, phải làm việc nhiều trong hầm tàu vừa kín gió, vừa bụi, nên tỷ lệ mắc bệnh ngồi da cao hơn so với cơng nhân một số ngành nghề khác.

Như vậy, ở cơng nhân đóng tàu có một số mặt bệnh chiếm tỷ lệ cao là viêm phế quản mạn tính, viêm họng mạn tính, răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt và da liễu. Tỷ lệ các nhóm bệnh này ở cơng nhân TTSX cao hơn so với nhóm GTSX, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR= 1,71- 2,79 (p<0,01- 0,001).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)