Cơ cấu bệnh nội khoa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 110 - 114)

- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.

4.2.2.1. Cơ cấu bệnh nội khoa

Tỷ lệ bệnh nội khoa ở nhóm TTSX (46,3%) cao hơn so với nhóm GTSX (33,0%) với OR= 1,75 (1,29- 2,37); p<0,001. Trong đó, các bệnh chiếm tỷ lệ cao là tim mạch, hô hấp và tiêu hóa (bảng 3.20).

* Các bệnh tim mạch:

Qua nghiên cứu thấy các bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao ở cơng nhân đóng tàu là tăng huyết áp (7,1%), huyết áp thấp (5,0%). Tỷ lệ THA ở nhóm TTSX (7,9%) cao hơn so với nhóm GTSX (3,9%) với OR= 2,12 (p<0,05). Tỷ lệ THA ở PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (14,6%) cao hơn so với PX Làm sạch và sơn; Trang trí (4,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.20 và phụ lục 6.1).

Tỷ lệ bệnh tim mạch ở cơng nhân Nhà máy đóng tàu Hạ Long tương tự như ở cơng nhân Cơng ty đóng tàu Hồng Hà (2,3% ở nhóm tiếp xúc và 2,2% ở nhóm đối chứng) [42], công nhân Nhà máy xi măng Hoàng Thạch (từ 2,54%- 9,80%) [34], công nhân Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển (3,38%) [16].

Sự xuất hiện bệnh tim- mạch, đặc biệt là bệnh THA không chỉ liên quan đến tuổi tác, điều kiện sống, dinh dưỡng, nghiện bia, rượu, thuốc lá…, mà cịn chịu ảnh hưởng của mơi trường và điều kiện lao động, Tiếng ồn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh THA, vì vậy, tỷ lệ bệnh THA tăng cao ở nhóm cơng nhân TTSX, đặc biệt là ở các PX có cường độ tiếng ồn cao như PX Thiết bị và Ống tàu. Vì vậy, khi khám và theo dõi sức khỏe cho cơng nhân cần tiến hành các xét nghiệm thăm dị chức năng tim mạch để có thể phát hiện sớm những người mắc bệnh để bố trí lao động phù hợp.

* Các bệnh hô hấp và chức năng hô hấp:

Qua nghiên cứu thấy ở cơng nhân đóng tàu, bệnh hơ hấp chiếm tỷ lệ cao là viêm phế quản mạn tính (13,6%). Tỷ lệ phổi tắc nghẽn ở nhóm TTSX (14,6%) cao hơn so với nhóm GTSX (9,6%) với OR= 1,62 (p<0,05). BBPSi và lao chỉ gặp ở nhóm TTSX. Tỷ lệ phổi tắc nghẽn của cơng nhân ở PX Làm sạch, sơn và Trang trí (17,8%) cao hơn so với PX Vỏ tàu (11,6%); Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (13,2%). Tỷ lệ BBPSi cao nhất là ở PX Vỏ tàu (8,2%), sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05- 0,01. (bảng 3.20 và phụ lục 6.2).

Đánh giá chức năng hô hấp của công nhân đóng tàu thấy các chỉ số FVC, FEV1 so với lý thuyết ở nhóm TTSX (92,33  12,59% và 97,36 

14,79%) thấp hơn so với nhóm GTSX (99,23  13,52% và 106,66  14,40%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Các chỉ số FVC, FEV1 và FEV1/FVC (%) ở nhóm 30 tuổi và tuổi nghề 10 năm thấp hơn so với nhóm <30 tuổi và tuổi nghề <10 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các chỉ số này tương quan nghịch với tuổi đời và tuổi nghề (hệ số tương quan Pearson r= -0,21 và r= -0,22) (bảng 3.35).

Tỷ lệ RLTK phổi ở cơng nhân đóng tàu là 19,5% (RLTK tắc nghẽn là 14,6%; RLTK hạn chế là 4,2%, chỉ có 0,7 là RLTK hỗn hợp). Tỷ lệ cơng nhân đóng tàu có RLTK phổi ở nhóm TTSX (22,5%) nhiều hơn so với nhóm GTSX (7,0%) với OR= 3,89 (p<0,001). Cơng nhân có RLTK phổi cao nhất ở PX Làm sạch và sơn; Trang trí (25,7%) và thấp nhất ở PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (15,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (bảng 3.34 và phụ lục 7.3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nhận xét của một số tác giả trong và ngoài nước khi nghiên cứu về bệnh hô hấp và chức năng hơ hấp ở cơng nhân đóng tàu [42], [59], [61], [81], [118].

Groth M. và cs. (1989) [71] nghiên cứu trên 2.660 thợ hàn ở các xưởng đóng tàu và 881 thợ điện (nhóm chứng) (lứa tuổi >34 tuổi) thấy tỷ lệ phổi tắc nghẽn ở nhóm thợ hàn (21%) cao hơn so với nhóm chứng (9%) (p<0,01).

Kilburn K. H. và cs. (1989) [82] nghiên cứu trên 145 thợ hàn ở một xưởng đóng tàu tại Mỹ thấy tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, khó thở, đau ngực ở những cơng nhân có thời gian làm nghề hàn >10 năm (và không hút thuốc) (23,3%; 31,5% và 38,4%) cao hơn so với nhóm chứng (3,3%; 1,5% và 4,4%). Tần suất các triệu chứng thở khò khè thường xuyên, đau tức ngực, khạc đờm, sốt và mệt mỏi ở nhóm thợ hàn nhơm, không hút thuốc nhiều hơn so với nhóm thợ hàn thép đen hoặc thép khơng gỉ. Chưa thấy có sự biến đổi đáng kể

chức năng hô hấp ở cơng nhân tiếp xúc với khói hàn. Chỉ có chỉ số FEF25- 75% giảm cịn 92,9% so với lý thuyết.

Cotes J. E. và cs. (1989) [61] nghiên cứu trên 607 nam giới (tuổi từ 17- 69 tuổi) ở nhà máy đóng tàu, trong đó có 332 công nhân được kiểm tra X quang lồng ngực thấy 40% số công nhân ở lứa tuổi 50- 69 tuổi có triệu chứng ho, khạc đờm kéo dài, thở khò khè hầu hết các ngày là 25% và khó thở khi gắng sức là 25%. Nguy cơ tương đối theo tuổi của nhóm thợ hàn, thợ lắp máy và ống tàu so với nhóm văn phịng là 2,8; 2,2 và 3,1. Dung tích sống gắng sức (FEV1) trung bình ở nhóm thợ hàn trẻ (<30 tuổi) cao hơn so với nhóm văn phịng. Nhóm thợ hàn, lắp máy và ống tàu hút thuốc lá có các chỉ số FEV1 và PEF giảm theo thời gian phơi nhiễm (giảm tương ứng 0,25 lít và 0,99 lít). Các chỉ số FEV1%, MEF50%FVC và MEF25%FVC cũng giảm theo độ tuổi và thời gian phơi nhiễm.

Kilburn K. H. và cs. (1990) [81] đánh giá chức năng hô hấp của 296 cơng nhân nồi hơi ở nhà máy đóng tàu phơi nhiễm với amiăng ≥15 năm thấy các chỉ số chức năng hô hấp đo được giảm so với lý thuyết là FVC: 4,23 lít (94,2%); FEV1: 3,06 lít (89,3%), FEF25- 75: 2,51 lít/giây (82,3%) và FEF75- 85: 0,574 lít/giây (77,8%), (p<0,05).

Chinn D. J. và cs. (1990) [59] đánh giá chức năng hô hấp ở 609 cơng nhân nhà máy đóng tàu lần thứ nhất vào năm 1979 và lần thứ hai là sau 7,2 năm thấy các bệnh hơ hấp thường gặp ở cơng nhân đóng tàu là triệu chứng của viêm phế quản mạn tính (77 người và 109 người); khó thở tăng lên khi gắng sức (89 người). Giảm chỉ số FEV1 và các chỉ số hơ hấp khác/năm có liên quan đến tuổi tác, và nghề nghiệp: thợ hàn hoặc thợ lắp máy. Các tác giả cho rằng khói hàn tương tác với thuốc lá và thể tạng dị ứng đã gây ra suy giảm chức năng hô hấp ở công nhân đóng tàu.

Rempel D. và cs. (1991) [118] đánh giá chức năng hô hấp của 32 thợ phun sơn epoxy và 28 thợ phun sơn không tiếp xúc với sơn epoxy ở một nhà

máy đóng tàu thấy tỷ lệ các triệu chứng đường hơ hấp dưới ở nhóm phun sơn epoxy cao hơn so với nhóm chứng. Chỉ số FEV1% so với lý thuyết ở nhóm thợ phun sơn epoxy (-3,4%) giảm nhiều hơn so với nhóm chứng (-1,4%). Có mối tương quan tuyến tính giữa sự giảm % FEV1 và thời gian phơi nhiễm với sơn epoxy.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lương Minh Tuấn (2005) ở Cơng ty đóng tàu Hồng Hà cũng cho thấy tỷ lệ bệnh hơ hấp ở nhóm tiếp xúc (35,3%) cao hơn so với nhóm đối chứng (15,1%) với OR= 3,08, (p<0,001). Trong đó, tỷ lệ viêm phế quản mạn tính ở nhóm tiếp xúc là 20,1%, cịn ở nhóm đối chứng là 7,5% (p<0,01). Tỷ lệ rối loạn thơng khí phổi ở nhóm tiếp xúc (23,1%) cũng cao hơn so với nhóm đối chứng (6,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (OR= 3,0) [42].

Chúng tơi cho rằng cơng nhân đóng tàu phải lao động trong mơi trường có ơ nhiễm bụi, khí CO, SOx nên tỷ lệ các bệnh hô hấp, đặc biệt là viêm phế quản mạn tính cũng như rối loạn chức năng thơng khí phổi tăng cao.

* Các bệnh nội khoa khác:

Nghiên cứu các bệnh nội khoa khác ở cơng nhân đóng tàu thấy chiếm tỷ lệ cao là viêm, loét dạ dày- tá tràng (11,2%). Tỷ lệ các bệnh nội khoa khác ở nhóm TTSX khơng khác biệt so với nhóm GTSX (p>0,05). Tỷ lệ viêm, loét dạ dày- tá tràng và viêm đại tràng mạn tính của cơng nhân ở PX Thiết bị, Ống tàu, Điện, Triền đà (18,8% và 6,9%) cao hơn so với PX Làm sạch, sơn và Trang trí (6,4% và 1,0%), (p<0,01) (bảng 3.20).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)