- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.
4.4.1. Thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng khẩu trang và nút ta
Thay đổi kiến thức thực hành:
Trước can thiệp, đa số cơng nhân có kiến thức thực hành sử dụng khẩu trang và nút tai ở mức độ khá (49,2%) và trung bình (44,2%), trong khi họ bị phơi nhiễm tiếng ồn cao, nghĩa là ý thức phòng chống ĐNN thấp.
Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Đăng Quốc Chấn và cs. (2008) [6] là tỷ lệ quản lý ĐNN thấp 27,6% - 31%. Nhiều người sử dụng lao động ở các nhà máy chưa thấy hết được tầm quan trọng trong công tác chăm lo sức khoẻ người lao động, không thiết lập mạng lưới y tế cơ sở để
kịp thời phát hiện ra những nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh ĐNN. Người lao động khơng có phương tiện bảo hộ lao động như nút tai, mũ chụp tai cũng như không được huấn luyện AT- VSLĐ để ngăn ngừa tác hại của tiếng ồn.
Đặng Xuân Hùng (2010) [18] nghiên cứu 2130 người tiếp xúc với tiếng ồn nguy hại thấy tỷ lệ người lao động được học về vệ sinh lao động rất thấp (3,61%) và tỷ lệ người lao động được trang bị phương tiện cá nhân phòng chồng tiếng ồn chỉ chiếm (23,88%). Tác giả cho rằng người lao động không được trang bị đầy đủ kiến thức về ô nhiễm tiếng ồn và ĐNN, không biết tác hại của tiếng ồn, thiếu trang bị bảo hộ sẽ dẫn đến tỷ lệ cao ĐNN ở người lao động làm việc trong môi trường tiếng ồn cao.
Mai Tuấn Hưng (2011) [19] nghiên cứu thực trạng mơi trường và tình hình sức khỏe cơng nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần Giầy Hải Dương thấy nhận thức của người lao động về công tác an toàn VSLĐ và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân chưa được tốt, chỉ có 9,4% cơng nhân có thói quen thay quần áo BHLĐ tại đơn vị và 27,6% công nhân vệ sinh cá nhân tại nhà máy trước khi rời nhà máy về nhà.
Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của y tế lao động là phải tuyên truyền, giáo dục sức khỏe hiệu quả để thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi của người lao động. Chúng tôi thấy rằng, sau can thiệp, tỷ lệ cơng nhân có kiến thức về sử dụng khẩu trang và nút tai mức tốt và khá ở nhóm can thiệp (28,8% và 52,9%) tăng cao hơn so với nhóm chứng (10,0% và 51,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.46).
Thay đổi thái độ:
Trước can thiệp, đa số công nhân có thái độ chưa rõ ràng về việc sử dụng khẩu trang và nút tai (70,4%), chỉ có 11,7% có thái độ tích cực. Tỷ lệ cơng nhân có thái độ tích cực với việc sử dụng khẩu trang và nút tai ở hai nhóm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (bảng 3.47).
Nguyễn Đăng Quốc Chấn (2009) [7] nghiên cứu ở một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn vượt mức cho phép tại TP. Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ người lao động được học về vệ sinh lao động khá cao (96,4%), được trang bị phương tiện bảo hộ phòng chống tiếng ồn là 92,7%, nhưng tỷ lệ không sợ mắc ĐNN vẫn chiếm 25,1%. Tác giả cho rằng do chưa nhận thức được đầy đủ tác hại của tiếng ồn, nên việc phòng chống ĐNN từ người sử dụng lao động đến người lao động chưa đúng mức. Người lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ dẫn đến thái độ, hành vi rất chủ quan, không thấy được tác hại thật sự của ĐNN do tiếng ồn.
Nghiên cứu của Đặng Xuân Hùng (2010) [18] ở công nhân tiếp xúc với tiếng ồn còn cho thấy người lao động cảm thấy ít được sự quan tâm của ban Lãnh đạo về cải thiện MTLĐ (95,63%). Bản thân không trang bị các kiến thức về tác hại của tiếng ồn nên phần lớn người lao động không biết và không sợ mắc bệnh ĐNN (73,69%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau can thiệp, tỷ lệ công nhân có thái độ tích cực đối với việc sử dụng khẩu trang và nút tai ở nhóm can thiệp (35,0%) cao hơn so với nhóm chứng (16,7%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.47).
Thay đổi thực hành:
Trước can thiệp, đa số công nhân thực hành sử dụng khẩu trang và nút tai ở mức độ khá (77,3%), có 12,9% số cơng nhân ở mức trung bình.
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Quốc Chấn (2009) [7] ở một số nhà máy xí nghiệp có mơi trường tiếng ồn vượt TCVSLĐ mức cho phép cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng phương tiện bảo hộ còn thấp với mức độ thường xuyên là 78,8%, thỉnh thoảng 14,2%.
Sau can thiệp, tỷ lệ công nhân thực hành sử dụng khẩu trang và nút tai tốt ở nhóm can thiệp (36,7%) cao hơn so với nhóm chứng (17,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01 (bảng 3.49).