Công nhân đóng tàu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 35 - 36)

* Nghiên cứu tình hình sức khỏe và đặc điểm bệnh tật:

Gồm các cán bộ, công nhân của nhà máy đóng tàu Hạ Long có thời gian lao động tại nhà máy từ hai năm trở lên, được chia thành 2 nhóm:

- Nhóm trực tiếp sản xuất: gồm công nhân ở các PX Vỏ tàu, Thiết bị,

Trang bị, Làm sạch và sơn, Ống tàu, Điện tàu, Khí công nghiệp, Máy tàu, Triền đà, Trang trí và Cơ điện.

- Nhóm gián tiếp sản xuất: gồm cán bộ, viên chức ở các bộ phận hành

chính quản trị, văn phòng, kinh doanh...

* Nghiên cứu can thiệp:

Gồm 480 công nhân đóng tàu TTSX, được chia thành hai nhóm:

- Nhóm can thiệp: gồm 240 công nhân tự nguyện được áp dụng các biện pháp can thiệp. Trong đó:

+ 120 công nhân sử dụng thử các loại khẩu trang: . Khẩu trang SP 52 (Đài Loan) : 40 người.

. Khẩu trang 3M 8247 (Mỹ) : 40 người. . Khẩu trang Willson (Mỹ) : 40 người.

+ 120 công nhân sử dụng thử các loại nút tai chống ồn: . Nút tai chống ồn 3M 1110 (Mỹ) : 40 người.

. Nút tai chống ồn 3M 1270 (Mỹ) : 40 người . Nút tai chống ồn 3S (Đài Loan) : 40 người.

- Nhóm đối chứng: gồm 240 công nhân đóng tàu vẫn sử dụng các trang bị bảo vệ cá nhân của nhà máy.

* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu can thiệp:

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Tham gia đầy đủ các buổi TT- GDSK về tác hại của bụi, tiếng ồn và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Tham gia đầy đủ các đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về phương tiện bảo vệ cá nhân trước và sau khi can thiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động, sức khỏe bệnh nghề nghiệp và kết quả một số biện pháp can thiệp tại nhà máy đóng tàu Hạ Long (Trang 35 - 36)