* Biện pháp công nghệ:
Đây là biện pháp trọng tâm số một làm giảm thiểu các tác hại nghề nghiệp ngay từ nguồn phát sinh một cách chủ động. Nhóm biện pháp này sẽ giải quyết được các tác hại nghề nghiệp xuất phát từ qui trình sản xuất. Thực hiện tốt nhóm biện pháp này khơng những làm giảm gánh nặng lao động mà còn làm giảm thời gian, cường độ tiếp xúc với các tác hại nghề nghiệp của người lao động [66].
* Các biện pháp kỹ thuật an toàn:
Các biện pháp cơ bản đảm bảo an toàn trong sản xuất bao gồm: áp dụng các cơ cấu, dụng cụ, thiết bị an toàn tối ưu; sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân thích hợp; tổ chức huấn luyện AT- VSLĐ cho người lao động định kỳ và phù hợp với đặc điểm cụ thể của sản xuất; bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, thoả mãn các u cầu về vệ sinh cơng nghiệp; đảm bảo có đầy đủ các tranh ảnh, áp phích bảo hộ lao động (BHLĐ) trong khu vực sản xuất, cũng như các nội quy an tồn đối với từng máy móc, thiết bị hoặc q trình cơng nghệ... Các biện pháp kỹ thuật an toàn thường được chia theo nhóm yếu tố bao gồm an tồn cơ học, an toàn điện và an tồn cháy nổ, trong đó an tồn điện là vấn đề quan trọng ở các xưởng đóng tàu [22].
* Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh công nghiệp:
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh tại các xưởng đóng tàu chủ yếu là thơng gió chống nóng, chống bụi và hơi khí độc, chống tiếng ồn, cải thiện tư thế làm việc, vệ sinh cơng nghiệp...
- Các biện pháp thơng gió điều nhiệt: tại các doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy vừa và nhỏ ở Việt Nam, lao động chủ yếu là ngồi trời và vị trí lao động nguy hiểm nhất là làm việc dưới hầm tàu. Làm việc dưới hầm tàu, người lao động có thể phải chịu đồng tác động của bụi, khói, hơi khí độc, nhiệt, tiếng ồn và thiếu oxy. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện
pháp thơng gió để cải thiện điều kiện làm việc dưới hầm tàu. Tuy nhiên, hầu hết đều sử dụng quạt trục thổi vào hầm tàu nên hiệu quả khơng cao, cũng cịn doanh nghiệp khơng có biện pháp gì ngồi quy định về số người làm việc hoặc thời gian làm việc, chưa có biện pháp điều nhiệt như trong một số ngành sản xuất khác.
- Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường khơng khí cơng đoạn làm sạch bề mặt:
+ Làm sạch bề mặt bằng phương pháp phun bi thép: chỉ khả thi đối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài như Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy An Đồng, Hải Phòng [22].
+ Làm sạch bề mặt bằng phun nước siêu cao áp: được sử dụng ở Công ty đóng tàu Huyndai- Vinashin, Nhà máy Sửa chữa tàu biển Vinalines… Phương pháp phun nước áp lực cao làm giảm hàm lượng bụi chì trong khơng khí nhiều lần so với phương pháp phun cát/nix ngồi khơng gian hở [22].
+ Làm sạch bề mặt bằng phun cát trong buồng kín, kết hợp sử dụng robot thay thế cho người lao động: áp dụng tại một số doanh nghiệp của VINASHIN như Cơng ty Đóng tàu Nam Hà, Nam Định).
- Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mơi trường khơng khí cơng đoạn sơn:
+ Đối với sơn vỏ tàu và thượng tầng kiến trúc, giải pháp hạn chế ô nhiễm chỉ thực hiện bằng các giải pháp che chắn đơn giản.
+ Đối với sơn hầm tàu, giải pháp chính là thơng gió hút hơi khí độc ra ngồi bằng các cụm thiết bị hấp phụ gọn nhẹ đặt trên boong tàu. Tuy nhiên, trong thực tế rất ít được áp dụng do lượng hơi dung môi hút ra nhỏ hơn nhiều so với lượng lan tỏa khi phun sơn vỏ tàu [77].
- Các biện pháp chống tiếng ồn: tiếng ồn tại các xưởng đóng tàu chủ yếu là ở các công đoạn làm sạch bề mặt bằng phun hạt mài, cạo gỉ bằng các máy mài cầm tay, máy doa… do máy nén khí, do tiếng ồn khí động và cơ học.
Biện pháp chống ồn chủ yếu là dùng các chụp bao che cho máy nén khí và sử dụng trang bị bảo vệ cơ quan thính giác như nút tai, bao tai chống ồn.