- Kết quả áp dụng một số biện pháp can thiệp.
4.1.1.1. Đặc điểm vi khí hậu
Kết quả nghiên cứu (bảng 3.1) cho thấy điều kiện vi khí hậu ở các phân xưởng (PX) khác nhau tùy theo đặc điểm của dây chuyền cơng nghệ đóng tàu.
Trong các yếu tố vi khí hậu thấy số mẫu đo nhiệt độ khơng khí vượt TCVSLĐ ở các PX đóng tàu 81,6%. Các PX có số mẫu đo nhiệt độ khơng khí vượt TCVSLĐ nhiều là PX Điện tàu, khí cơng nghiệp (91,6%), Vỏ tàu (89,0%) và Ống tàu (81,9%). Nhiệt độ cao nhất là 38,8oC ở PX Cơ điện. Kết quả khảo sát chỉ số WBGT cho thấy 64,6% số mẫu đo không đạt TCVSLĐ. Các PX Ống tàu (80,0%); Điện tàu, khí cơng nghiệp (75,8%) và Trang trí (72,0%) có số mẫu đo chỉ số WBGT không đạt TCVSLĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu nghiên cứu của Hoàng Thị Hiếu (2007) [15], Nguyễn Trinh Hương (2010) [22]. Nghiên cứu của Lê Vân Trình và cs. (2009) [33] còn cho thấy làm việc trong hầm tàu vào mùa hè cịn phải chịu ơ nhiễm nhiệt với nhiệt độ khơng khí rất cao (440C - 48,50C), chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời khoảng 70C đến 120
C; chỉ số nhiệt (Heat index) từ 48 - 530C là ngưỡng nguy hiểm, có thể gây các triệu chứng như say nắng, co cơ, nếu tiếp xúc dài hoặc kết hợp với lao động thể lực có thể gây sốc nhiệt.
Việt Nam có chế độ khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình về mùa hè thường cao hơn 300C, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động. Lao động trong điều kiện vi khí hậu nóng, nhiệt độ trung tâm cơ thể tăng cao, tăng gánh nặng tuần hồn, lượng mồ hơi bài tiết nhiều gây rối loạn nước và điện giải, cơ thể nhanh mỏi mệt, hô hấp tăng cao để tăng thải nhiệt, làm tăng nguy cơ hít phải bụi…và dẫn đến các bệnh hô hấp nghề nghiệp. Mồ hôi nhiều, trong điều kiện phơi nhiễm bụi, các dung môi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da nghề nghiệp. Vì vậy, cần quan tâm chống nóng ở các PX sản xuất nhất là vào mùa hè, để bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
4.1.1.2. Tiếng ồn
Trong dây chuyền cơng nghệ đóng tàu tiếng ồn phát sinh chủ yếu khi cắt kim loại, mài, bào. MTLĐ của cơng nhân đóng tàu thường xuyên bị ô nhiễm tiếng ồn >90dB.
Qua nghiên cứu (bảng 3.3) thấy ở các PX đóng tàu, cường độ tiếng ồn tại các vị trí lao động đạt tới 99,9 dBA. Có 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt TCVSLĐ, đặc biệt là các PX Làm sạch và sơn (100%), Trang trí (100%), Vỏ tàu (92,9%), Thiết bị và trang bị (88,0%). Các PX ít bị ơ nhiễm tiếng ồn hơn là Triền đà (62,5%), Máy tàu (77,1%).
Kết quả này cũng tương tự như nhận xét của Lương Minh Tuấn (2005) [42]: tiếng ồn ở PX sản xuất oxy là 91,3 4,93 dBA, ở trong cabin tàu 1000 tấn là 99,5 4,1 dBA, ở PX Vỏ tàu là 93,5 4,1 dBA.
Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Hương (2007) về ơ nhiễm tiếng ồn tại Cơng ty Đóng tàu Hà Nội, Nhà máy đóng tàu Sơng Cấm và Cơng ty Chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phịng đã cho thấy mức áp âm tương đương tại hầu hết các vị trí vượt TCVSLĐ từ 9- 32dBA, đặc biệt mức áp âm ở tần số 4.000Hz vượt TCVSLĐ từ 5-14dB. Kết quả khám bệnh nghề nghiệp tại 3 công ty này đã cho thấy có đến 14,7% cơng nhân trên tổng số 150 người khám chẩn đốn bị mắc bệnh ĐNN. Nghiên cứu cịn cho thấy cơng nhân đóng tàu khơng chỉ tiếp xúc với tiếng ồn vượt TCVSLĐ, mà thời gian tiếp xúc trong một ngày cũng như số ngày làm việc trong tuần cũng vượt quá mức quy định (trung bình 7,7 ± 1,5 giờ/ngày, riêng PX Vỏ là 8,6 ± 1,5 và 6,3 ± 1,3 ngày/tuần).
Sự tác động trường diễn của tiếng ồn vào tai gây tổn thương tai trong, dẫn đến thiếu hụt thính lực, ĐNN. Do vậy, với cường độ tiếng ồn trên mức 100 dBA, chỉ được lao động 6 giờ/ngày. Nếu lao động kéo dài trong mơi trường có cường độ ồn cao, mà phương tiện bảo hộ cá nhân không tốt thì nguy cơ ĐNN sẽ rất cao. Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tại nhà máy đóng tàu Hạ Long đã có nhiều trường hợp mắc bệnh ĐNN. Ngồi ra, tiếng ồn cịn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác như tăng huyết áp, suy nhược thần kinh…