Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

2 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

3.1.4. Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục

từ MN đến phổ thông

Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục từ MN đến phổ thông bao gồm: nội dung, chương trình giáo dục; phương pháp, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Tăng cường ứng dụng khoa học giáo dục và khoa học quản lý theo hướng hợp tác, liên kết với các cơ sở nghiên cứu, giáo dục trong và ngoài nước.

Từ nay đến năm 2020: Tiếp tục thực hiện dạy và học theo chương trình của các cấp học được Bộ GD&ĐT quy định. Đồng thời, dựa trên chuẩn chương trình giáo dục của các cấp học, ngành giáo dục phối kết hợp với các cơ quan, ban ngành... xây dựng và đưa vào giảng dạy các chương trình giáo dục địa phương phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của tỉnh, đặc biệt là đối với những nội dung giáo dục gắn với truyền thống, văn hóa, gắn với thế mạnh, đặc trưng của tỉnh về du lịch, biển đảo, những vấn đề đang đặt ra như thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ mơi trường.v.v. qua đó giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm công dân cho thế hệ trẻ.

Đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; lấy người học làm “trung tâm”, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập: đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội; tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế, chương trình tham quan các cơng trình di tích, văn hóa (bảo tàng, thư viện...) nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Đổi mới quản lý dạy học trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Đổi mới kiểm tra đánh giá, đảm bảo chính xác, cơng bằng khách quan, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện đánh giá toàn diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi và năng lực của người học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, các hoạt động, chuyển giao, áp dụng sáng kiến trong các cơ sở giáo dục nhằm ứng dụng các thành tựu, kết quả nghiên cứu mới vào thực tiễn phát triển giáo dục, phát triển các cơ sở giáo dục. Gắn nghiên cứu khoa học với hoạt động giảng dạy/đào tạo. Ứng dụng công nghệ

dạy học tiên tiến, đặc biệt là các mơ hình "trường học thơng minh" phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ và nhu cầu học tập mới.

Nghiên cứu mơ hình giáo dục phù hợp với đặc điểm của đặc khu kinh tế, khu mậu dịch. Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, tiếp cận chuẩn mực, công nghệ dạy học tiên tiến, hiện đại tiến tới thành lập các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo chương trình và chuẩn mực quốc tế nhằm tạo điều kiện cho người nước ngoài đến làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)