Quản lý nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Quản lý nguồn nhân lực là một nội dung hoạt động của nhà quản lý, thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ chức do mình phụ trách. Hoạt động này bao gồm dự báo và kế hoạch hoá nguồn nhân lực, tuyển chọn, đào tạo và phát triển, thẩm định kết quả hoạt động, đề bạt, thuyên chuyển hoặc sa thải; trong đó, cốt lõi là đào tạo, phát triển và sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Quản lý nguồn nhân lực được hiểu đầy đủ gồm 3 mặt phải quản lý:

Một là: Phát triển nguồn nhân lực gồm các yếu tố: Giáo dục và đào tạo;

bồi dưỡng; huấn luyện; tự học; tự nghiên cứu. Trên bình diện quản lý vi mơ, phát triển nguồn nhân lực chính là: Việc thực hiện tốt các chức năng và công cụ quản lý nhằm đạt được một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của tổ chức phù hợp về mặt số lượng và có chất lượng cao.

Hai là: Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực gồm: Tuyển dụng; sàng lọc; bố

Ba là: Nuôi dưỡng môi trường, tạo điều kiện cho nguồn nhân lực phát

triển gồm: Mở rộng chủng loại; quy mô việc làm; phát triển tổ chức.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “...Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ khoa học, cơng nghệ, văn hố đầu đàn” [18]. Đây là quan điểm phù hợp với xu thế chung coi con người đứng ở trung tâm của sự phát triển. Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa; khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị, xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa…Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam.

Để giữ vai trị của con người thì GD&ĐT được coi là chủ đạo phát huy nguồn lực con người Việt Nam vào mục tiêu CNH - HĐH thể hiện ở việc bồi dưỡng phát huy sức mạnh của đội ngũ nhân lực, của bộ phận nhân tài, trên nền tảng của sức mạnh dân trí.

Quản lý nguồn nhân lực trong hệ thống GD&ĐT xét theo phạm vi rộng là quản lý đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên thuộc ngành GD&ĐT.

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộng hơn bao gồm cả 3 mặt: Phát triển sinh thể, phát triển nhân cách đồng thời tạo một môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển. Hiểu một cách tổng quát, phát triển nguồn nhân lực về cơ bản là làm gia tăng giá trị cho con người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực... làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực, phẩm chất mới vào cao hơn đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự nghiệp phát triển KT - XH, của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Hơn nữa, trong q trình tồn cầu hóa, nền kinh tế nào dựa nhiều vào tri thức sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết tốt hơn các quan hệ xã hội, cải thiện đời sống con người,... Trong điều kiện mới đó, sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nguồn nhân lực là chủ yếu, thay vì dựa vào nguồn tài nguyên, vốn vật chất như trước đây. Các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế gần đây cũng chỉ ra rằng động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con người, nguồn nhân lực.

Đối với Việt Nam, một nước còn nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính, và nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả thì nguồn lực con người đóng vai trị quyết định. So với nhiều nước trên thế giới Việt Nam có lợi thế dân số đơng, tuy nhiên nếu không được đào tạo một cách bài bản thì dân đơng sẽ trở thành gánh nặng cho tồn bộ xã hội, nếu được đào tạo, đó sẽ là sẽ là nguồn nhân lực có tác động tích cực trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực chiếm một vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, là nhân tố quan trọng bậc nhất để đưa Việt Nam trở thành một nước cơng nghiệp phát triển, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Quản lý phát triển nguồn nhân lực không chỉ nhấn mạnh phát triển thể lực (theo quan niệm về sức người), phát triển trí lực (theo quan điểm về vốn người) mà nhấn mạnh phát triển tồn diện con người: Thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động, hiệu quả lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)