Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

Phát triển nguồn nhân lực là một trong các nhiệm vụ quản lý của một tổ chức, thể hiện trong việc lựa chọn, đào tạo, xây dựng và phát triển các thành viên của tổ chức do mình phụ trách. Đây được coi là quá trình cung cấp những nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội, sự phát triển của một ngành sản xuất, kinh doanh, một tổ chức, một dân tộc, một đất nước. Phát triển nguồn nhân lực là việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững về hiệu năng của mỗi

thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về chất lượng và số lượng đội ngũ, cũng như chất lượng của nhân lực.

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộng hơn bao gồm cả 3 mặt: Phát triển sinh thể; phát triển nhân cách đồng thời tạo một môi trường thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển. Hiểu một cách tổng quát, phát triển nguồn nhân lực về cơ bản là làm gia tăng giá trị cho con

người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực,...

Nội dung phát triển nguồn nhân lực xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng. Theo Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, có 5 nhân tố phát năng của sự phát triển nguồn nhân lực:

(i) Giáo dục đào tạo

(ii)Sức khỏe và dinh dưỡng (iii) Môi trường

(iv)Việc làm và sự giải phóng con người.

Trong năm nhân tố kể trên, GĐ- ĐT là nhân tố trội nhất bởi vì xét cho cùng, nó là nhân tố tạo ra cơ sở cho nhân tố khác. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 mặt chủ yếu là GD- ĐT, sử dụng - bồi dưỡng và đầu tư - việc làm. Phát triển nguồn nhân lực cần phải đặt trong nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực.

Phát triển nguồn nhân lực là sự phát triển đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng (đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ về cơ cấu… thông qua việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng các chính sách đãi ngộ và đánh giá nhân lực để làm cho con người phát triển tồn diện, trong đó GD-ĐT được coi là biện pháp chủ yếu và quan trọng để phát triển nguồn nhân lực.

Trong lĩnh vực giáo dục, khi gắn khái niệm phát triển nguồn nhân lực tức là đề cập việc phát triển đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ QL. Từ cách hiểu nêu trên, có thể đưa ra quan niệm: Phát triển nguồn nhân lực trong GD-

ĐT chính là sự phát triển đội ngũ nhân lực sư phạm (bao gồm CBQL, cán bộ

chuyên môn và chuẩn nghề nghiệp), đồng bộ về cơ cấu… đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của công tác giáo dục thơng qua q trình thực hiện các nội dung về tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách đãi

ngộ và đánh giá đội ngũ này.

Phát triển đội ngũ chính là làm cho đội ngũ đạt đến sự chuẩn hóa, hiện đại hóa; thực hiện các chế độ, chính sách tốt nhất đối với CBQL, CBGV; tạo môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo tính hợp lí, tính xã hội hóa và tính đồng thuận trong nhà trường; tổ chức hoạt động giảng dạy, giáo dục một cách hợp lí, đồng bộ với các yếu tố về số lượng, cơ cấu đội ngũ; tăng cường dân chủ hóa trong các hoạt động để giúp đội ngũ tự phát triển.

Quản lý công tác phát triển đội ngũ đội ngũ được thực hiện với các chức năng quản lý, bao gồm từ khâu xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển cho đến việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá đội ngũ.

Chủ thể quản lý phát triển đội ngũ GV tùy theo cấp độ, phạm vi quản lý (trung ương, địa phương) có các chức năng, nhiệm vụ, nội dung cụ thể cũng như thẩm quyền được xác định trong quá trình quản lý (cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, các trường trực thuộc…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)