Thực hiện đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 102)

- Công tác miễn nhiệm cán bộ quản lý ở các trường MN

3.3.5. Thực hiện đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tạ

Quảng Ninh theo Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Trên cơ sở các tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng đã ban hành, Quảng Ninh cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để áp dụng một cách

phù hợp. Vì vậy khi xây dựng và triển khai đánh giá bồi dưỡng đội ngũ HT cần tính đến chiến lược phát triển lâu dài, cần vận dụng linh hoạt các tiêu chí vào đánh giá cho tương xứng với mỗi vùng, miền, độ tuổi, giới tính, cơ sở vật chất của từng địa phương… để có được mục tiêu chiến lược cụ thể. Khi xây dựng đội ngũ HT đạt chuẩn và trên chuẩn cần phải tiến hành từng bước, cần đánh giá đúng thực trạng ban đầu của đội ngũ HT. Làm như vậy sẽ khắc được tình trạng cứng nhắc, máy móc khi đánh giá đội ngũ HT so với chuẩn, công tác sử dụng cán bộ sẽ có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn giáo dục của địa phương, đồng thời động viên, khuyến khích tinh thần phấn đấu vươn lên của đội ngũ HT đáp ứng yêu cầu đổi của giáo dục đặt ra.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ HT trường GDMN đạt chuẩn và trên chuẩn là mong muốn của các địa phương và ngành GD&ĐT cả nước. Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, cần căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, vùng miền, mặt bằng dân trí để áp dụng một cách sáng tạo. Khi triển khai đánh giá, bồi dưỡng đội ngũ HT cần phân tích khách quan các yếu tố mơi trường, xác định các mặt thuận lợi, khó khăn, đặc điểm đội ngũ HT của từng trường, từng địa phương về: Vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, cơ sở vật chất, đời sống giáo viên, mối quan hệ của CBQL với ngành, với địa phương và tập thể giáo viên, phụ huynh, ngân sách chi bồi dưỡng... để có mục tiêu chiến lược cụ thể. Khi xây dựng đội ngũ HT đạt chuẩn, cần phải tiến hành từng bước, cần đánh giá đúng thực trạng ban đầu của đội ngũ HT, trả lời được các câu hỏi: Cần bồi dưỡng những nội dung gì, cách làm như thế nào, kết quả đạt được so với chuẩn sẽ đi đến đâu?

3.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản quy định về việc bổ nhiệm CBQL giáo dục, trong đó quy định các điều kiện để bổ nhiệm chức vụ HT trường MN là phải đạt chuẩn về trình độ chun mơn, có chứng chỉ QLGD, có đủ sức khỏe; đối với trường ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phải biết và giao tiếp thành thạo tiếng dân tộc nơi trường đóng.

Khi xem xét bổ nhiệm HT, cần có ý kiến của chính quyền địa phương nơi trường đóng về nhận xét các tiêu chuẩn liên quan đến quan hệ công tác với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đồn thể, cha mẹ học sinh và nhân dân trên địa bàn.

Theo tác giả, khi đánh giá HT theo chuẩn HT cần bổ sung một số tiêu chí sau:

Thứ nhất, cần bổ sung yêu cầu HT phải có chứng chỉ QLGD trước khi bổ

nhiệm chức vụ HT. Có như vậy mới đảm bảo cho đội ngũ HT nắm vững kiến thức, kỹ năng quản lý nhà trường theo quy định của Nhà nước và của ngành.

Thứ hai, bổ sung yêu cầu về sức khỏe khi vận dụng chuẩn HT. Vì vậy,

cần áp dụng một trong những tiêu chuẩn của nhà giáo quy định trong Luật Giáo dục 2005 (đã được sửa đổi năm 2009) là: “Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp” [41], đảm bảo người HT có sức khỏe tốt để cống hiến và làm việc đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

Thứ ba, đối với các trường ở vùng có nhiều đồng bào dân tộc, cần bổ sung yêu cầu HT biết tiếng dân tộc. Vì vậy, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, HT cần biết tiếng dân tộc để giao tiếp được với cha mẹ học sinh và cộng đồng dân cư. Điều này giúp cho công tác giáo dục, tuyên truyền và xã hội hóa giáo dục được thuận lợi. Mặt khác, biết và giao tiếp thành thạo tiếng dân tộc sẽ giúp HT hiểu được phong tục tập quán của địa phương và tạo được niềm tin, tình cảm yêu mến của đồng bào với HT, nhà trường.

Thứ 4, vận dụng hợp lý tiêu chí về tầm nhìn chiến lược trong quá trình áp dụng. Việc xây dựng tầm nhìn cho đội ngũ HT cần có quy trình, thơng qua đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động giáo dục thực tế. Trong điều kiện giáo dục như hiện nay cịn nhiều khó khăn, nhiều bất cập về quản lý nhà nước chưa được tháo gỡ, chưa được phân cấp nhiều trong quản lý thì yêu cầu HT có tàm nhìn chiến lược là q cao và khó đánh giá.

3.3.5.4. Điều kiện đảm bảo thực hiện biện pháp

- Các cấp QLGD tại Quảng Ninh cần đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ HT trường GDMN, từ đó vận dụng hiệu quả quy trình đánh giá thật

phù hợp. Hoạt động tổ chức đánh giá HT trường GDMN theo chuẩn phải có tác dụng xây dựng tập thể sư phạm tốt hơn, thân thiện hơn, để đội ngũ HT yên tâm công tác và tích cực phấn đấu học tập, đáp ứng các yêu cầu chuẩn hóa.

- Phải tạo ra một mơi trường thật sự dân chủ, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của đội ngũ HT và đội ngũ nhà giáo khi thực hiện đánh giá theo quy định chuẩn HT. Phải nhận thấy một thực tế khách quan là: chất lượng giữa các trường GDMN vẫn có khoảng cách, điều kiện KT-XH ở mỗi địa phương trong tỉnh, cơ sở vật chất của từng trường có sự khác biệt, kinh nghiệm công tác và độ tuổi của đội ngũ HT có sự chênh lệch nhiều, cho nên khi đánh giá cụ thể từng tiêu chí trong chuẩn HT cần có sự thống nhất và vận dụng linh hoạt, mềm dẻo với các đối tượng tham gia đánh giá HT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)