Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đàotạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 75)

2 Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

3.1.1. Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đàotạo

Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh ở các cấp học từ MN đến GD nghề nghiệp và GD ĐH trên cơ sở gắn với dự báo về cơ cấu dân số trong độ tuổi và tình hình thực tiễn địa phương trong giai đoạn tới.

Đối với GDMN tiếp tục phát triển mạng lưới các trường mầm non theo hướng: tách cơ sở giáo dục mầm non từ trường phổ thông; mở thêm trường ở khu tập trung dân cư (khu công nghiệp, khu đô thị mới …) tạo điều kiện cho trẻ đến trường và giảm tải cho các trường hiện có quy mơ tương đối lớn, đảm bảo quy mô trường mầm non (số nhóm lớp, số điểm trường) phù hợp với năng lực quản lý; thành lập trường mầm non ở trên địa bàn cấp xã chưa có trường mầm non cơng lập; tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập trường mầm non ngồi cơng lập chất lượng cao ở vùng thành thị.

Trong giai đoạn 2016 - 2020 thành lập mới thêm 20 trường mầm non, trong đó có 06 trường ngồi cơng lập, về cơ bản các điều kiện để thành lập trường (đặc biệt là quỹ đất, cơ sở vật chất) đang được triển khai hoặc chuẩn bị triển khai thực hiện. Đến năm học 2020 - 2021 mạng lưới các trường mầm non trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu ra lớp của trẻ, quy mô hợp lý, tạo điều kiện để tiếp tục triển khai phổ cập giáo dục mầm non cho các độ tuổi còn lại.

Tuy nhiên, việc đầu tư cơ sở vật chất để thành lập mới các trường mầm non cần nguồn kinh phí lớn, tạo sức ép không nhỏ về nguồn lực thực hiện cho các địa phương, nếu khơng có biện pháp huy động, ưu tiên nguồn lực sẽ khó thực hiện được theo kế hoạch. Mặt khác, nếu khơng tính tốn kỹ đến khả năng

huy động trẻ ra lớp, sự phát triển dân số trên địa bàn thì có thể gây lãng phí trong đầu tư. Việc xây dựng cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, tuy nhiên không nhất thiết phải xây dựng đủ các hạng mục ngay từ đầu nếu không cân đối được nguồn lực hoặc số trẻ ra lớp ít, trước hết tập trung các hạng mục cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ (phịng học, nhà bếp), tích hợp cơng năng sử dụng các hạng mục cịn lại để tránh lãng phí, tiết kiệm nguồn lực.

Không đặt vấn đề mỗi thôn, bản hoặc khu dân cư phải có một điểm trường, đặc biệt ở vùng miền núi. Để tránh đầu tư dàn trải khơng hiệu quả, gây lãng phí về cơ sở vật chất cần gom các điểm trường lẻ hiện có, lựa chọn địa điểm thuận lợi để xây dựng điểm trường có quy mơ tối thiểu là 3 nhóm, lớp. Chủ trương này không làm ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ huy động trẻ ra lớp do việc đi lại hiện nay tương đối thuận lợi (đường giao thông dành cho xe thô sơ đã đến hầu hết các thôn, bản), trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ trẻ mầm non khó khăn trong việc đến trường (nhà ở xa trường, giao thông đi lại khó khăn…) tương tự như chính sách hỗ trợ học sinh bán trú phổ thông. Việc gom các điểm trường lẻ còn đảm bảo cho trẻ được chăm sóc - giáo dục như đối với trẻ ở điểm trường trung tâm; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của nhà trường, đối với các điểm trường ở khu vực tập trung dân cư, nếu đủ điều kiện có thể thành lập trường mầm non mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường mầm non tỉnh quảng ninh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)