Quảng Ninh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh), có vị trí đầu mối quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và cả nước.
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất quan trọng của quốc gia, có nguồn tài ngun khống sản phong phú, là nguồn cung cấp khoảng 90% lượng than
khai thác của cả nước; tồn tỉnh có 11 khu cơng nghiệp tập trung (04 khu đã đi vào hoạt động) và có Khu kinh tế Vân Đồn và 3 Khu kinh tế cửa khẩu: Hồnh Mơ - Bình Liêu, Bắc Phong Sinh - Hải Hà, Móng Cái. Các khu cơng nghiệp, khu kinh tế là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Quảng Ninh là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, có Vịnh Hạ Long nổi tiếng được UNESCO hai lần công nhận là di sản thế giới, được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới, ngoài ra trên địa bàn tỉnh cịn có hơn 500 khu di tích lịch sử và văn hóa có thể khai thác phục vụ du lịch. Quảng Ninh cũng là vùng đất lịch sử lâu đời với di tích văn hóa n Tử, Bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ơng, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.
Năm 2012, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đặc biệt khó khăn, song với sự nỗ lực, sáng tạo và sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của Tỉnh vẫn duy trì được sự ổn định, phát triển đúng hướng, đạt được những kết quả quan trọng: GDP ước đạt 7,4% là mức tăng khá so với bình quân chung cả nước (cả nước tăng 5,2%), giá trị tăng thêm của cả 3 khu vực kinh tế đều tăng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 29.880 tỷ đồng, tăng 4% so dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ. Sản xuất nơng, lâm, ngư tiếp tục có chiều hướng phát triển tốt. Giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ. An sinh xã hội được đảm bảo, đời sống của người dân, đặc biệt là người dân có hồn cảnh khó khăn được đặc biệt quan tâm (năm 2012 tổng chi cho an sinh xã hội từ ngân sách đạt 1.093,8 tỷ đồng, tăng 43% so năm 2011). Các vấn đề xã hội bức xúc tiếp tục được quan tâm giải quyết, quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Đây là những điều kiện quan trọng góp phần thúc đẩy văn hoá, xã hội phát triển.