Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng CB, GV làm công tác KTNB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố cẩm phả,tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 75)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ

3.2.3. Biện pháp 3: Đào tạo, bồi dưỡng CB, GV làm công tác KTNB

trường THCS và đội ngũ Cộng tác viên thanh tra của phòng giáo dục để quản lý hoạt động KTNB trường THCS

3.2.3.1. Mục đích

Giúp cho cán bộ, GV và đội ngũ cộng tác viên thanh tra có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của PGD&ĐT, cũng như hoạt động KTNB trong chính cơ sở giáo dục của mình.

Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên của phòng giáo dục và đội ngũ làm công tác KTNB trường học; bảo đảm để tổ chức này hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đánh giá được đúng người đúng việc, phát hiện, điều chỉnh và dự báo được xu hướng phát triển các lĩnh vực trong giáo dục- đào tạo để kịp thời tổ chức và chỉ đạo.

3.2.3.2. Nội dung

Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và cộng tác viên thanh tra, đội ngũ làm công tác KTNB trường THCS tham mưu với thủ trưởng đơn vị và thống nhất lịch bồi dưỡng với các đơn vị có cán bộ thanh tra để tổ chức thực hiện. Kế hoạch bồi dưỡng phải cụ thể hố các tiêu chí: Chương trình, nội dung tập huấn, thời gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ đợt tập huấn.

Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ Cộng tác viên thanh tra và đội ngũ làm công tác KTNB trường THCS theo tiêu chuẩn của Thông tư số 54/2012/TT- BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác viên thanh tra giáo dục. Căn cứ theo Điều 3 của Thông tư 54/2012, cộng tác viên thanh tra giáo dục phải có những tiêu chuẩn chung sau đây: Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; Am hiểu pháp luật, có trình độ, năng lực chun mơn phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao. Riêng đối với Cộng tác viên thanh tra giáo dục thường xuyên phải có thêm các tiêu chuẩn sau: Có thời gian cơng tác trong ngành giáo dục từ 5 năm trở lên; Đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục, xếp loại khá trở lên theo chuẩn nghề nghiệp; Là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên; Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra giáo dục theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành [7].

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, đặc biệt là những thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá nên công tác tập huấn đổi mới về kiểm tra chuyên môn phải được lồng ghép trong chương trình tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của người làm cơng tác thanh tra, kiểm tra để hồn thành nhiệm vụ.

Chương trình tập huấn nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra và người làm công tác KTNB trường học cần cấu trúc hai phần:

- Phần lý thuyết: Để việc tìm hiểu lý thuyết về nghiệp vụ thanh tra nói chung, KTNB trường THCS nói riêng, trước hết cần yêu cầu học viên tự nghiên cứu tài liệu, đề xuất cách tiến hành thanh tra, KTNB một vấn đề hoặc một vụ việc (thông qua việc lập một kế hoạch thanh tra và bảo vệ kế hoạch đó), nêu những căn cứ có liên quan hoặc sử dụng cho cuộc thanh tra, kiểm tra. - Phần thực hành: cần đưa những nội dung lý thuyết gắn với tình huống thực tế xảy ra trong quá trình kiểm tra để chuyển những tiếp nhận về mặt lý thuyết thành kỹ năng thực hành.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nhất là cập nhật những kiến thức phương pháp chuyên môn, những thay đổi về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy các môn học. Phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng gửi CBGV đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

Tham mưu với UBND thành phố tổ chức các lớp tập huấn về thanh tra theo chuyên đề, phối hợp mời thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tập huấn công tác KTNB, chú trọng các vấn đề dễ gây bức xúc trong dư luận như dạy thêm- học thêm, thu chi đầu năm, tuyển sinh đầu cấp.

Tăng cường hoạt động tham quan học tập, tổ chức hội thảo chuyên đề về lĩnh vực KTNB trường THCS để đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng công tác KTNB trường THCS cho đội ngũ cán bộ, ban chấp hành cơng đồn, giáo viên cốt cán của nhà trường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong trường.

Xây dựng các quy định về chế độ chính sách cho lực lượng tham gia công tác KTNB trường THCS, tạo cơ chế thu hút cán bộ giáo viên có năng lực, trách nhiệm và tinh thần nhiệt tình để đảm nhiệm cơng việc này.

3.2.3.4. Các điều kiện cần đảm bảo

Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác KTNB trường THCS một cách tương đối ổn định. Thành viên tham gia công tác KTNB phải là những người thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi nghề,

tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong cơng việc; nịng cốt trong đó là những cộng tác viên đã được tập huấn theo Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có kinh phí tập huấn được chi từ ngân sách theo nội dung chi cho hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố cẩm phả,tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)