3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra nộ
nội bộ trường THCS
3.2.2.1. Mục đích
Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, đúng đắn sẽ giúp cho việc thực hiện mục tiêu càng có kết quả. Trong khi xây dựng kế hoạch cần tính tốn tới tất cả các biến động thay đổi để có thể lựa chọn các phương án đảm bảo sự phù hợp và thành công nhất. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THCS phải căn cứ trên kế hoạch, nhiệm vụ công tác KTNB của ngành giáo dục Cẩm Phả và tình hình thực tế của địa phương. Kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THCS phải đảm bảo tính khách quan và khoa học. Tính khách quan thể hiện mức độ đáp ứng của kế hoạch với nhu cầu của hoạt động KTNB trường THCS. Xây dựng kế hoạch phải được tính tốn một cách khoa học; đảm bảo tính hợp lý và khả thi.
3.2.2.2. Nội dung
Để xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS cần: Căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học; Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của từng năm học; Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chất lượng giáo dục của toàn ngành, riêng từng khu vực; Căn cứ vào kế hoạch cụ thể về hoạt động KTNB trường THCS của các nhà trường và kế hoạch quản lý HĐKTNBTH; Căn cứ vào kết quả quản lý hoạt động KTNB của phòng giáo dục ở năm học trước.
Nội dung kế hoạch cần nêu rõ: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ (nhiệm vụ chung, các nhiệm vụ cụ thể), nội dung các biện pháp, quy trình, tổ chức thực hiện.
Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB các trường THCS là nhiệm vụ của trưởng phịng giáo dục. Trong đó cần có sự tham mưu cụ thể của Phó trưởng phịng giáo dục phụ trách giáo dục THCS, các chuyên viên THCS và hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn.
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp
Trưởng phòng giáo dục cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, quyền hạn và các biện pháp thực hiện.
Trưởng phòng giáo dục chỉ đạo, định hướng dự thảo kế hoạch kiểm tra chung của toàn ngành. Các bộ phận chuyên môn, các chuyên viên phụ trách và các hiệu trưởng các trường THCS đóng góp, bổ sung và nêu các yêu cầu, kiến nghị, đề xuất. Chuyên viên phụ trách thanh tra - kiểm tra dự thảo kế hoạch để Trưởng phòng xem xét. Trưởng phịng xem xét để hồn chỉnh bản kế hoạch trước khi ký duyệt.
Sau khi kế hoạch được phê duyệt, các bộ phận chuyên môn thuộc phòng giáo dục, các trường THCS căn cứ vào kế hoạch chung của phịng giáo dục để hồn chỉnh kế hoạch công tác KTNB của trường mình. Đây là quy trình bắt buộc, thực hiện nghiêm túc trước khi bước vào thực hiện kế hoạch. Việc xây dựng kế hoach chung đến xây dựng kế hoạch từng bộ phận và kế hoạch KTNB của các hiệu trưởng tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả của bộ máy để đạt được mục tiêu quản lý chung.
Việc xây dựng kế hoạch năm học cũng như kế hoạch KTNB của nhà trường phải được xây dựng từ các tổ chuyên môn, từ các đề xuất của GV và tổ chuyên môn; Nội dung kế hoạch kiềm tra nội bộ trường học phải bám sát vào kế hoạch năm học, không dựa vào kinh nghiệm cá nhân của Hiệu trưởng. Do đó, trong phần giải pháp cần phải làm cho việc xây dựng kế hoạch KTNB trường học thật khoa học, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với kế hoạch năm học của nhà trường.
3.2.2.4. Các điều kiện cần đảm bảo
Đối với Trưởng phịng giáo dục phải có các tài liệu sau: Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra theo năm học của Thanh tra Sở GD&ĐT; Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTNB và nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB; Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu KTNB trường học và quản lý hoạt động KTNB trường học; Kế hoạch KTNB trường THCS của các hiệu trưởng; Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động KTNB các trường THCS.
Đối với chuyên viên phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra: Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra theo năm học của Thanh tra Sở GD&ĐT; Bảng tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lý đối với các trường THCS; Tham mưu dự thảo về đối tượng kiểm tra, thời gian kiểm tra, lực lượng kiểm tra, các nội dung kiểm tra gắn với đối tượng cụ thể; thiết lập các mục tiêu, xác định phương án, xem phương án nào phù hợp nhất, tối ưu nhất và quyết định những biện pháp khả thi để thực hiện mục tiêu.