1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.3.7. Các nguyên tắc kiểm tra nội bộ trường THCS
Kiểm tra nội bộ trường học gồm các hoạt động đa dạng, phức tạp. Đối tượng kiểm tra là con người, mục đích kiểm tra là vì sự tiến bộ của con người, do đó khơng thể tiến hành tuỳ tiện mà cần phải tuân theo các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động kiểm tra. Các nguyên tắc đó là:
- Nguyên tắc pháp chế: Kiểm tra phải dựa trên cơ sở pháp luật, hoạt động theo luật định, không tuỳ tiện. Hiệu trưởng là người đại diện của nhà nước. Quyết định của hiệu trưởng phải được coi là “tiếng nói” của pháp luật.
- Nguyên tắc kế hoạch: Kiểm tra phải nằm trong tồn bộ chương trình, kế hoạch đã định, mặt khác kiểm tra phải có kế hoạch và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.
- Nguyên tắc khách quan: Cơ sở khoa học của nguyên tắc khách quan là thái độ trung thực trong kiểm tra. Người kiểm tra phải tôn trọng sự thật, khách quan trong kiểm soát, đánh giá và xử lý. Phải thực sự dân chủ, công khai và công bằng trong kiểm tra.
- Nguyên tắc hiệu quả: Hoạt động kiểm tra giáo dục phải tối ưu tức là phải đạt được mục tiêu đã đặt ra với mọi chi phí thấp nhất. Hiệu quả kiểm tra được đánh giá bằng những kết luận chính xác và những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có tính khả thi giúp đối tượng sửa chữa sai sót, ngăn ngừa vi phạm chính sách, chế độ, pháp luật, giữ nghiêm kỉ cương, phát hiện đúng sai trong các quyết định quản lý giúp cho người lãnh đạo nghiên cứu, bổ sung, ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.
- Nguyên tắc tính giáo dục: Bản chất của giáo dục là nhân văn. Cơ sở của nguyên tắc giáo dục là lòng nhân ái. Kiểm tra nội bộ trường học là để hiểu biết công việc, hiểu biết và giúp đỡ con người; kiểm tra phải mang tính thiện chí. Tính giáo dục bộc lộ ở mục đích, nội dung, phương pháp kiểm tra. Bảo đảm tốt nguyên tắc giáo dục sẽ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.
Các nguyên tắc trên có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuỳ từng đối tượng với mục đích, nội dung và tình huống kiểm tra cụ thể mà hiệu trưởng sử dụng các nguyên tắc hoặc sự phối hợp tối ưu giữa chúng một cách linh hoạt và sáng tạo.