bộ trường THCS
2.5.1. Ưu điểm
Việc quản lý tương đối tốt hoạt động KTNB ở Phịng GD&ĐT đã góp phần nâng cao chất lượng kiểm tra của PGD&ĐT, nhiều biện pháp quản lý đã mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng được tình hình thực tế đặt ra, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng quản lý cũng như chất lượng giáo dục của tồn ngành. Cơng tác quản lý hoạt động KTNB trường THCS cũng đã tạo ra nề nếp kỷ cương trong hoạt động quản lý, dạy và học ngày càng đáp ứng được yêu cầu của tiến trình đổi mới sự nghiệp giáo dục của thành phố.
Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THCS được Phòng GD&ĐT thành phố sử dụng hầu hết phù hợp và tương đối có hiệu quả. Các trường thực hiện triển khai quản lý hoạt động KTNB theo đúng các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT: Từ đầu năm học, Hiệu trưởng ở các trường tập trung xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ; niêm yết công khai và quán triệt kế hoạch KTNB nhà trường đến từng cá nhân, bộ phận; Trong quá trình kiểm tra, các thành viên Ban kiểm tra nội bộ đã chủ động thực hiện theo đúng tiến độ và quy trình kiểm tra; người quản lý cũng đã từng bước phân cấp quản lý trong công tác kiểm tra nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo và khách quan của các thành viên kiểm tra nội bộ; Sau khi kiểm tra, cán bộ quản lý các trường đã góp ý đến từng cá nhân, bộ phận được kiểm tra có những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; đồng thời cùng với cá nhân, bộ phận đó tìm biện pháp khắc phục có hiệu quả.
2.5.2. Tồn tại
Tuy nhiên một số biện pháp quản lý đạt được kết quả chưa như mong muốn. Điều đó phản ánh những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan chi phối đến hoạt động chung, các biện pháp quản lý cần đầu tư tập trung chỉ đạo có hiệu quả, kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn nhất định.
Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt động KTNB cịn có bất cập, chưa phát huy tối đa năng lực tự kiểm tra, chưa biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra nội bộ ở một số trường: nội dung chưa đầy đủ, chưa bám vào tình hình thực tế của đơn vị, chưa gắn kết chặt chẽ với kế hoạch hoạt động năm học của nhà trường; Hiệu trưởng cịn ơm đồm trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết, cụ thể các bộ phận, điều này dễ dẫn đến nội dung kiểm tra không sâu rộng, không rõ ràng và không phát huy hết năng lực của các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ nhà trường.
Việc xây dựng kế hoạch năm học cũng như kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường đều do Hiệu trưởng thực hiện. Nội dung kế hoạch kiềm tra nội bộ trường học còn dựa theo kinh nghiêm của Hiệu trưởng mà chưa bám vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Do đó, trong phần giải pháp cần phải làm cho việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học thật khoa học, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với kế hoạch năm học của nhà trường.
Trong quá trình kiểm tra, vẫn còn một số trường chưa chú ý đến việc xây dựng quy trình hoạt động mà chỉ làm theo kinh nghiệm; chưa quy định trách nhiệm cụ thể, chưa chú ý bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ kiểm tra các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ, dẫn đến việc một số thành viên Ban kiểm tra nội bộ còn lúng túng trong quá trình kiểm tra, chưa thật sự thuyết phục đối với người được kiểm tra. Công tác kiểm tra tài chính và các hoạt động khác cịn sơ sài, qua loa và thậm chí mang tính hình thức.