Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB và quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố cẩm phả,tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 70)

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB và quản

động KTNB

3.2.1.1. Mục đích

Nhằm giúp cho cán bộ quản lý nhận thức rõ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình của KTNB, cũng như lý luận về quản lý hoạt động KTNB. Qua đó, các cán bộ quản lý nhà trường sẽ dần hình thành nhận thức đúng đắn và đi đến hành động thiết thực, cụ thể một cách tự giác trong việc kiểm tra và tự kiểm tra các hoạt động của đơn vị mình.

3.2.1.2. Nội dung

- Cán bộ quản lý phải xác định cho cán bộ, giáo viên rõ tầm quan trọng của công tác KTNB không chỉ đơn thuần là một hoạt động phối hợp nằm

trong biện pháp động viên thi đua hay chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý, kiểm tra để đánh giá, kiểm tra để dẫn đến kiểm điểm. Mà nó là một trong bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý.

Cán bộ quản lý nhà trường nắm vững hệ thống lý luận về công tác KTNB và quản lý công tác này trong nhà trường.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của hoạt động kiểm tra nội bộ, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ được phân công trong quá trình kiểm tra, biến các quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Xác định cho CBQL hiểu được làm tốt cơng tác KTNB trường học chính là tiền đề, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

- Tổ chức tập huấn, học tập nhiệm vụ kiểm tra nội bộ trường học ngay từ đầu các năm học. Mời các bộ phận theo “ngạch dọc” tham gia tập huấn như: thanh tra Sở GD&ĐT Quảng Ninh, thanh tra UBND thành phố Cẩm Phả. - Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, lồng ghép triển khai trong các cuộc họp giao ban hàng tháng với các hiệu trưởng.

- Phân công giao trách nhiệm cụ thể cho các thành phần phụ trách công tác kiểm tra.

- Tổ chức lấy ý kiến tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra ở ngay từ các cán bộ lãnh đạo các trường, các lãnh đạo, chuyên viên trong cơ quan.

3.2.1.4. Các điều kiện cần đảm bảo

Để làm được điều đó người quản lý cần nắm vững được các vấn đề sau: Vị trí của hoạt động KTNB trường học; chức năng của KTNB trường học; nguyên tắc KTNB trường học; đối tượng KTNB trường học; các nội dung KTNB trường học; các phương pháp KTNB trường học và các văn bản hướng dẫn về công tác kiểm tra trên địa bàn.

Như vậy, người hiệu trưởng và các cán bộ quản lý giáo dục cần phải được thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong việc KTNB nhà trường; phải được tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày về công tác thanh tra, kiểm tra .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố cẩm phả,tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)