1.4.1. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ
Quản lý hoạt động KTNB được hiểu là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có tổ chức và có mục tiêu của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý là hoạt động KTNB ở các cơ sở giáo dục.
Quản lý hoạt động KTNB là kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch, đánh giá, xem xét việc thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ được thực hiện đúng kế hoạch không. Quản lý công tác kiểm tra nội bộ phải chú trọng tập trung vào các mục tiêu và biện pháp mà kế hoạch đã đề ra. Nhà quản lý phải quản lý hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra, các hình thức kiểm tra khác nhau trong suốt q
trình, xác nhận độ tin cậy, tính hiệu lực, đo được mức độ thực hiện các mục tiêu đã được xác định. Kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra. Quản lý cơng tác kiểm tra phải góp phần làm cho việc kiểm tra đánh giá trở nên linh hoạt, nhanh nhạy hơn trong công việc.
Trên cơ sở chức năng chung, quản lý hoạt động KTNB phải thực hiện 4 chức năng cụ thể sau:
- Kế hoạch hoá: đây là hoạt động cơ bản nhất của quản lý hoạt động kiểm tra, kế hoạch đặt cơ sở cho vấn đề tổ chức, định biên lực lượng, lựa chọn nội dung, phương pháp, điều kiện phương tiện, kiểm tra đánh giá kết quả.
- Tổ chức: Chính là phương thức bố trí, sắp xếp, sử dụng một cách tối ưu nguồn lực con người, phương tiện vật chất kỹ thuật để đạt mục tiêu quản lý mong muốn.
- Chỉ đạo điều hành: Chức năng này mang tính chất tác nghiệp, phối hợp với các lực lượng kiểm tra, tập trung thống nhất điều kiện hoạt động.
- Kiểm tra: Chính là hệ thống những hoạt động đánh giá, phát hiện điều chỉnh mục tiêu.
Như vậy quản lý hoạt động KTNB chính là quản lý các thành tố của quá trình hoạt động KTNB như sau:
- Mục tiêu quản lý hoạt động KTNB; - Nội dung quản lý hoạt động KTNB;
- Phương pháp kiểm tra quản lý hoạt động KTNB; - Tổ chức quản lý hoạt động KTNB;
- Cơ sở vật chất phục vụ quản lý hoạt động KTNB; - Kết quả KTNB.
1.4.2. Quy trình quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố (cấp huyện) với chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục THCS thì việc quản lý trực tiếp các trường
THCS nói chung và quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ của các nhà trường là chức trách, nhiệm vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Vấn đề đặt ra ở đây là, do vị trí, vai trị rất lớn của công tác kiểm tra nội bộ trường học trong giai đoạn hiện nay thì đối với quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thực tế đã chứng minh rằng: dù các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên của các nhà trường có tổ chức thanh tra, kiểm tra đạt kế hoạch đề ra thì từ 2 - 3 năm, thậm chí 4 - 5 năm mới kiểm tra được một trường. Vì vậy, nếu các trường học không tổ chức làm tốt công tác kiểm tra nội bộ thì chất lượng và hiệu quả sẽ có rất nhiều vấn đề bị ảnh hưởng. Chính vì lý do đó với chức năng quản lý nhà nước về giáo dục THCS thì Phịng Giáo dục và Đào tạo coi việc quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường THCS là một đối tượng quan trọng trong cơng tác quản lý của mình. Để quản lý tốt hoạt động KTNB tại các trường THCS, cần đảm bảo tuân thủ các quy trình sau:
1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm cần dựa trên thực tế phát triển từng mặt trong công tác quản lý, công tác chuyên môn. Ngồi ra, cần căn cứ vào trọng tâm cơng tác kiểm tra do cơ quan quản lý cấp trên yêu cầu. Thủ trưởng cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tự kiểm tra trong năm học nhằm bảo đảm cho công tác kiểm tra được thường xuyên, có tác động đến mọi đối tượng thuộc quyền quản lý của mình.
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học cần nêu rõ:
- Cơ sở pháp lý: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học; Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra năm học của sở/phòng giáo dục và đào tạo; quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục;
- Đặc điểm tình hình của cơ sở giáo dục: Thuận lợi, khó khăn (về đội ngũ, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, chăm sóc ni dưỡng …) của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học;
- Đối tượng kiểm tra;
- Nội dung kiểm tra: theo từng đối tượng nội dung kiểm tra cần có trọng tâm, trọng điểm kiểm tra nhằm phát hiện và chấn chỉnh sai phạm, thiếu sót, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ năm học;
- Dự kiến thời gian kiểm tra: dự kiến thời gian cho từng nội dung, từng đối tượng kiểm tra một cách cụ thể;
- Lực lượng tham gia kiểm tra.
1.4.2.2. Ban hành quyết định kiểm tra
Thủ trưởng cơ sở giáo dục ra quyết định kiểm tra bằng văn bản, đồng thời thông báo cho đối tượng kiểm tra biết trước trong khoảng thời gian nhất định (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
1.4.2.3. Tiến hành kiểm tra
Việc tiến hành kiểm tra bao gồm các bước sau đây: - Công bố quyết định kiểm tra;
- Nghe báo cáo và thu nhận thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Xem xét, xác minh tính xác thực của các thơng tin,tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; Làm việc với các đơn vị, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung kiểm tra;
- Nghiên cứu, đối chiếu quy định để đưa ra nhận xét, đánh giá về từng nội dung kiểm tra;
1.4.2.4. Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra
- Từng thành viên Đoàn kiểm tra khi kết thúc làm việc với đối tượng kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra kèm theo hồ sơ từng phần theo nội dung kiểm tra được phân công.
- Kết thúc việc tiến hành kiểm tra, Đồn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra. Chú trọng việc nhận xét, đánh giá từng nội
dung đã kiểm tra (nêu rõ ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân) và kiến nghị biện pháp xử lý.
- Thông báo kết quả kiểm tra: Thủ trưởng cơ sở giáo dục thông báo công khai kết quả kiểm tra cho đối tượng kiểm tra.
1.4.2.5. Thực hiện xử lý sau kiểm tra
Căn cứ kết quả kiểm tra, thủ trưởng cơ sở giáo dục có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời kết quả kiểm tra như sau:
- Yêu cầu bộ phận quản lý trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền và quy định hiện hành buộc cá nhân, bộ phận thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra;
- Trong trường hợp cá nhân, bộ phận trong kết luận kiểm tra gây thiệt hại thì buộc chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định;
- Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, bộ phận không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn trong kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý.
Kết luận chương 1
Qua những tài liệu của các nhà nghiên cứu và các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý, cho thấy kiểm tra là một chức năng có vai trị quan trọng trong các chức năng quản lý nói chung và trong trường trung học cơ sở nói riêng. “Mục đích cuối cùng của kiểm tra là điều chỉnh quyết định quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu quản lý đã đề ra”. Do đó nhà quản lý cần hiểu rõ và nắm vững các vai trò, yêu cầu tổ chức kiềm tra và tiến hành các hoạt động kiểm tra theo cơ sở lý luận, nguyên tắc cơ bản như đã trình bày ở chương 1 để thiết lập được một kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra đạt hiệu quả, có chất lượng.
Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trong trường THCS cũng đòi hỏi vận dụng kiến thức khoa học về quản lý giáo dục, khoa học về công tác
thanh tra, kiểm tra và nghệ thuật vận dụng của nhà quản lý trong thực tiễn của nhà trường. Các cơ sở lý luận của chương 1, được vận dụng để phân tích xem xét thực trạng hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh: phân tích hoạt động quản lý công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng, tìm được những thế mạnh trong quản lý, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động KTNB ở các trường THCS trên địa bàn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
KIỂM TRA NỘI BỘ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát tình hình thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Cẩm Phả có tổng diện tích tự nhiên 486,45 km2
, trong đó: đất liền 343,22 km2, Vịnh Bái Tử Long 143,23 km2, đường bờ biển dài 73 km. Thành phố được chia thành 16 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 13 phường, 03 xã), 178 thôn, khu phố; dân số trên 195.000 người, gồm 09 dân tộc anh em, chủ yếu là người Kinh (95,2%), cịn lại là người Sán Dìu (3,9%) và các dân tộc khác (0,9%).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 đạt từ 10 - 14,9%/năm; thu ngân sách hàng năm đều vượt kế hoạch tỉnh giao (năm 2015 đạt mốc 1.200 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người đạt trên 2.700 USD; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Cơng nghiệp, xây dựng chiếm 68,34%; Thương mại - dịch vụ chiếm 30,82%; Nông - Lâm - Thuỷ sản chiếm 0,84%.
Công tác giáo dục, y tế được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị và chất lượng đội ngũ; thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; 62/62 trường học được cao tầng hóa đạt tỷ lệ 100%; 55/62 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 88,7%. Hệ thống cơ sở y tế trên thành phố có 4 bệnh viện, 01 trung tâm y tế dự phòng, 16 trạm y tế phường, xã và các trạm y tế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đồn Cơng nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam; số giường bệnh đạt 47,5 giường/1 vạn dân; số bác sỹ đạt 10 bác sỹ/vạn dân; 16/16 phường, xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; các khu vực trong thành phố đều được sử dụng điện lưới quốc gia.
2.2. Khái quát tình hình giáo dục THCS tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh
Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là nơi tập trung một số trường Cao đẳng, trung cấp dạy nghề, là trung tâm về kinh tế, văn hóa và cơng nghiệp của Tỉnh Quảng Ninh, nơi có địa bàn dân trí cao, nên trong những năm qua sự nghiệp GD&ĐT của thành phố đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về lượng và chất. Trong quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, Giáo dục Cẩm Phả đã đạt được những thành tích đáng tự hào: 1 Huân chương lao động hạng nhất, 1 Huân chương lao động hạng nhì, 1 Huân chương lao động hạng ba, 3 bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 12 bằng khen của Bộ Giáo dục, 4 cờ của Bộ Giáo dục, 80 lượt trường được UBND Tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, 462 lượt trường được công nhận danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, 20 giáo viên được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú.
Mạng lưới trường học tiếp tục phát triển với các loại hình trường lớp đa dạng. Quy mô giáo dục phát triển mạnh ở tất cả các ngành học, bậc học. Cơ sở vật chất các trường ngày càng khang trang theo hướng chuẩn hoá và hiện đại hoá. Hệ thống các trường chuẩn Quốc gia được mở rộng, 55/62 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 88,7%. Chất lượng giáo dục được nâng cao. Phong trào dạy và học đã đi vào nền nếp. Ngành GD&ĐT thành phố Cẩm Phả đã khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục của Tỉnh Quảng Ninh.
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có ý thức học hỏi, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao. Tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao (GV: 78%, Cán bộ quản lý: 100%).
Một số giáo viên tuy đã được chuẩn hố, song trình độ chun mơn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học. Một số ít cán bộ quản lý cịn hạn chế về trình độ, năng lực quản lý.
2.2.1. Quy mơ phát triển
Tính đến thời điểm tháng 5/2016, hệ thống giáo dục của thành phố Cẩm Phả với tổng số 62 trường (trong đó: 16 trường Mầm non, Mẫu giáo, 22 trường Tiểu học, 17 trường THCS và 07 trường THPT) và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên (Được sáp nhập từ Trung tâm Dạy nghề với Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên thành phố) với tổng số 1.149 nhóm, lớp và 39.643 học sinh. Ngồi ra, trên địa bàn cịn có 02 trường Cao đẳng nghề (Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả và Cao đẳng nghề Than - Khoáng sản Việt Nam).
Tổng biên chế và hợp đồng hiện có trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Cẩm Phả là: 2.376 người. Trong đó:
- Khối giáo dục MN: 636 (Biên chế: 344; Hợp đồng: 192) - Khối giáo dục TH: 740 (Biên chế: 647; Hợp đồng: 93) - Khối giáo dục THCS: 559 (Biên chế: 539; Hợp đồng: 20) - Khối giáo dục THPT: 441 (Biên chế: 284; Hợp đồng: 157).
Riêng khối GD THCD có 16 trường THCS và 01 trường TH&THCS, tổng số có 260 lớp với 8.974 học sinh và 559 CBQL, GV, NV (trong đó biên chế 539 chế và 20 giáo viên hợp đồng).
2.2.2. Chất lượng giáo dục THCS
2.2.2.1. Giáo dục đạo đức
Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” và các cuộc vận động của ngành. Tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử của Tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả hướng tới kỷ niệm 55 năm thành lập Tỉnh và 5 năm thành lập thành phố.
Thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh. 100% các trường thực hiện đúng chương trình, chuyên đề, ngoại khố, có nhiều biện
pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức như: tổ chức chuyên đề, thống nhất nội dung các tiết hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể; có nhiều hoạt động mang tính giáo dục cao trong đợt kỉ niệm các ngày lễ lớn; tham gia viết bài thi tìm hiểu, làm báo tường, vẽ tranh; tổ chức các hoạt động văn nghệ; đổi mới nội dung sinh hoạt lớp. Tổ chức nhiều hình thức giáo dục chun đề An tồn giao thơng, giáo dục kỹ năng sống, phòng chống tệ nạn xã hội.
2.2.2.2. Giáo dục văn hóa
Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học.
Chất lượng giáo dục đại trà đảm bảo, công tác bồi dưỡng giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh khuyết tật dược quan tâm. Chất lượng giáo dục đại trà, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh THCS thành phố
Cẩm Phả từ năm học 2013-2014 đến năm 2015-2016
Học lực Hạnh kiểm
Năm học
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu 2013-2014 24,3 46,0 27,2 2,5 00 72,9 23,8 3,3 00