1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.6. Các chức năng quản lý và mối quan hệ của kiểm tra với các
chức năng của quản lý
Hiện nay đang tồn tại một số cách phân loại chức năng của quản lý. Tuy nhiên, ta có thể sử dụng cách phân loại 4 chức năng quản lý, bao gồm:
a) Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của quản lý, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triẻn của mỗi hệ thống nói chung và các hoạt động cụ thể nói riêng. Đó là việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, các điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý. có ý nghĩa làm cho mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức.
b) Chức năng tổ chức: Là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức, giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau có hiệu quả.
c) Chức năng lãnh đạo (chỉ đạo thực hiện): Là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tượng quản lý một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hướng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống.
d) Chức năng kiểm tra: Là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Chức năng này xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Về hình thức hoạt động, kiểm tra kết thúc một quá trình quản lý đồng thời lại là tiền đề chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Nội dung chủ yếu bao gồm: Xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực; Thu thập thông tin; Đánh giá, so sánh với các chuẩn mực; Điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt được mục tiêu đã định.
Giữa các chức năng này và kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra đánh giá có mặt trong tất cả các khâu của chu trình quản lý về được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Chức năng của quản lý
1.3. Kiểm tra nội bộ trường học