Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của vietnam airlines (Trang 70)

II – Một số kiến nghị, giải pháp phát triển chiến lƣợc cạnh tranh của

1.Đối với chính phủ

1.1 Các chính sách chung

Ngành hàng khơng dân dụng là một ngành quan trọng, chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc gia. Nhà nước cần tiếp tục xác định Ngành hàng không là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn của kinh tế đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Định hướng VNA trở thành trung tâm trung chuyển HKQT trong khu vực. Trên cơ sở đó Nhà nước và Chính phủ cũng đã có rất nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho ngành hàng không trong nước được có cơ hội phát triển và có thể cạnh tranh với các nước hãng khác trên thế giới. Việc Nhà nước đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các hãng

64

hàng khơng. Bên cạnh các chính sách thơng thống như đầu tư nước ngoài, mở rộng hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị - văn hóa – xã hội. Từ đó thúc đẩy sự qua lại, vận chuyển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Để mở rộng, phát triển hơn nữa thị trường hàng không giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, Nhà nước nên tăng cường hơn nữa các hoạt động quốc tế theo hướng đa phương, đa chiều, đa mục đích. Cùng với sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội và gia tăng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ nói chung và vận tải hàng khơng nói riêng.

Khi thị trường ngày càng được mở rộng, để có thể đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng khơng một cách tốt nhất, Nhà nước và Chính phủ nên có những chính sách mở rộng, xậy dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phù hợp và kịp thời. Đồng thời Chính phủ cũng nên dần hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên một hành lang pháp lý ổn định, thơng thống tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường vận tải hàng không. Nhà nước cũng cần quan tâm đến việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các trung tâm giao lưu quốc tế và hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng v.v là cửa ngõ giao thông với thị trường thế giới tạo môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam.

Nhà nước nên có những chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển ngành hàng không về các mặt:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng cảng hàng không, sân bay, các cụm công nghiệp hàng khơng và nhanh chóng xây dựng mơ hình “Trục nan hoa” hữu hiệu để biến VN thành trung tâm trung chuyển hàng không khu vực Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng

- Ưu tiên tạo nguồn vốn, vay vốn, chính sách tín dụng, các chính sách liên kết nhằm tạo cơ hội cho hãng hàng không mua sắm tàu bay mới

- Giảm thuế nhập khẩu và phụ thu nhiên liệu xuống mức 10%, áp dụng chế độ tạm nhập tái xuất nhiên liệu đối với nhưng chuyến bay quốc tế của VNA.

65 - Bỏ khoản thuế đi thuê máy bay

- Xây dựng các chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục về đầu tư nước ngoài tại VN đối với lĩnh vực thuê, mua, sửa chữa bảo dưỡng máy bay thế hệ mới; áp dụng hệ thống pháp lý về khai thác và bảo dưỡng tiên tiến của JAA (Châu Âu), FFA (Mỹ) tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động hàng không dân dụng, tạo sự tin tưởng, yên tâm cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chủ đầu tư và người cho thuê phương tiện vận tải.

- Củng cố và hiện đại hóa trang thiết bị, các biện pháp kiểm tra an ninh và hải quan không trực diện tại sân bay quốc tế và VN tạo môi trường thoải mái cho khách hàng.

- Xây dựng thủ tục đơn giản hóa xuất nhập cảnh và biện pháp tổng thể nhằm biến Việt Nam thành một đất nước du lịch có khả năng cạnh tranh cao về chương trình du lịch, giá vé và chất lượng dịch vụ trong khu vực.

1.2 Các biện pháp cụ thể đối với VNA

Là Hãng hàng không Quốc gia, là một bộ mặt của Quốc gia, Nhà nước cần coi trọng hơn nữa và tạo điều kiện cho VNA phát huy khả năng của mình, tạo niềm tin nơi khách hàng trong nước và quốc tế. Để tạo điều kiện cho hãng phát triển một cách tốt nhất Nhà nước cần hỗ trợ VNA trong vấn đề về đảm bảo nguồn vốn kinh doanh.

- Đảm bảo nguồn vốn cho VNA bằng cách đứng ra bảo lãnh (thơng qua Bộ tài chính hay Ngân hàng Nhà nước) để hãng có thể vay vốn mua máy bay qua các tổ chức tín dụng xuất, nhập khẩu và miễn phí bảo lãnh cho khoản vay này; tạo cơ sở và hành lang pháp lý thuận lợi để hãng có thể tiến hành cổ phần hóa thuận lợi và nhanh chóng, trước mắt, tuy kế hoạch cổ phần hóa có bị chậm lại nhưng Nhà nước nên tạo mọi điều kiện và thời gian phù hợp cho VNA tiến hành cổ phần hóa thành cơng. Nhà nước liên kết với các thị trường vốn nước ngoài, phát triển vốn quốc tế nhằm thu hút vốn nước ngoài vào trong nước.

2. Đối với Hãng hàng không Vietnam Airlines

Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nếu như các LCA rất thành công trong việc cạnh tranh giá nhờ vào việc giảm chi phí xng mức

66

tối thiểu và lơi kéo được những người rất nhạy cảm về giá thì các hãng hàng khơng truyền thống lại có thế mạnh để thu hút được những khách thương gia và khách có thu nhập cao. Đây là những đối tượng khách chấp nhận mua vé giá cao nhưng mong muốn nhận được những chất lượng dịch vụ xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Vì vậy, trong định hướng phát triển của VNA, để có thể vừa cạnh tranh với các LCA, vừa có thể cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống khác VNA cần có những chiến lược phát triển đặc biệt về sản phẩm nhằm vượt mặt đối thủ và mang lại sự tín nhiệm cho khách hàng, tạo một lợi thế cạnh tranh ở tầm cao hơn. Về sản phẩm, trong chiến lược phát triển Tổng công ty hàng không Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Tổng công ty lựa chọn chiến lược phát triển tổng hợp trên cơ sở sự kết hợp giữa chiến lược chi phí thấp tạo ưu thế cạnh tranh cục bộ và ngắn hạn với chiến lược đa dạng hóa - cá biệt hóa nhằm phát triển sức cạnh tranh lâu dài và vững chắc. Chiến lược đa dạng hóa - cá biệt hóa chính sách tiếp thị và định hình sản phẩm với trọng tâm phát triển mạng đường bay nội địa và khu vực dày đặc theo quan điểm tổ chức mạng - tụ điểm, cấu trúc trục - nan, có tần suất cao, tạo nên sức cạnh tranh lâu dài, vững chắc nhằm hướng phục vụ nhu cầu đi lại đa dạng ở trong nước và trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chiến lược phát triển trên cơ sở chi phí thấp thơng qua tiêu chuẩn hóa hệ thống cung ứng dịch vụ, hợp lý hóa hệ thống điều hành quản lý, tối ưu hóa sử dụng phương tiện tài sản, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh về giá cả hướng tới các luồng khách du lịch đi đến Việt Nam, và các tuyến đường thuộc VNA quản lý.

2.1 Giải pháp về sản phẩm

2.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm

Đa dạng hóa sản phẩm vốn là đặc điểm bản chất của các hãng hàng không truyền thống. Với lịch bay và mạng bay rộng, chính sách và cơ cấu giá đa dạng, cung ứng nhiều loại sản phẩm, các hãng truyền thống có khả năng đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng hành khách khác nhau. Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, đa dạng hóa sản phẩm càng trở thành yêu cầu tất yếu để duy trì nguồn khách truyền thống và thu hút tối đa nguồn khách mới. Vì, theo đuổi chính sách đa dạng

67

hóa sản phẩm là nhất quán với định hướng hoạt động của bất kỳ hãng hàng không truyền thống nào – điều kiện tiên quyết để hãng tồn tại và phát triển bền vững.

Theo định hướng này, VNA cần tiếp tục cung cấp và nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ đầy đủ trên những đường bay trung, dài và một số chuyến bay trên đường bay trục nội địa nhằm phục vụ đối tượng khách có thu nhập cao, tăng cường khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống khác. Trong hoạt động này, VNA cần phát huy tối đa hình ảnh, vị trí và những lợi thế của một hãng hàng khơng quốc gia đã có uy tín và chỗ đứng trong thị trường hàng khơng khu vực. Đồng thời, cung ứng sản phẩm giá rẻ cho đối tượng khách có thu nhập thấp (đặc biệt là khách du lịch) trên thị trường khu vực và nội địa. Để có thể cạnh tranh được với các hãng hàng không giá rẻ trên phân khúc thị trường hành khách này, VNA cần một số thay đổi theo hướng “LCA hóa”, tức là cấu hình lại một số loại máy bay thân hẹp, tầm bay ngắn (như Airbus 320, Airbus 321, Boeing 737) theo hướng chỉ cung cấp ghế hạng phổ thông (economy), tăng tần suất sử dụng máy bay, giảm bớt các dịch vụ bổ sung nhằm giảm thiểu chi phí và hạn thâos giá bán. Tuy nhiên, cần phối hợp với lịch bay nhằm đảm bảo khả năng hỗ trợ cho mạng đường bay trung và dài.

Việc đa dạng hóa sản phẩm này sẽ tạo ra một số khó khăn trong quản lý, tạo nên sự so sánh của khách hàng khi sử dụng cùng lúc nhiều loại sản phẩm của VNA. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ góp phần giúp VNA nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường khả năng cạnh tranh với các hãng hàng không giá rẻ và các hãng hàng không truyền thống khác.

2.1.2 Cá biệt hóa sản phẩm

Dù biết việc cá biệt hóa sản phẩm là chiến lược mà nhiều hãng hàng không khác đang sử dụng, nhưng với việc sử dụng chiến lược này một cách linh hoạt thì nó sẽ cho hiệu quả rất lớn. VNA vừa phải cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống khác trên thế giới, đặc biệt là trong khu vực, vừa phải đối mặt với sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ. Nếu các hãng giá rẻ thu hút hành khách bằng mức giá thấp với dịch vụ cung ứng tối thiểu thì VNA cần chú trọng giá trị sản phẩm

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của hãng hàng khơng truyền thống với sản phẩm chính và sản phẩm bổ trợ có chất lượng tốt.

Sản phẩm hàng không bao gồm hai yếu tố sản phẩm chính và dịch vụ bổ trợ, VNA cần chú trọng cả hai yếu tố này.

Đối với sản phẩm chính, lịch bay đa dạng và mạng bay rộng khắp là yếu tố giúp phân biệt sản phẩm của hãng hàng không truyền thống và các hãng hàng không giá rẻ. Để cạnh tranh với các hãng hàng không khác trong khu vực, lịch bay và mạng bay của VNA phải thường xuyên được nghiên cứu để ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với đối tượng khách cơng vụ có nhu cầu cao về lịch bay và mạng bay. Đồng thời, VNA vẫn có thể xây dựng các sản phẩm bay giá rẻ để phục vụ đối tượng khách có thu nhập thấp và cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ. Tuy nhiên, các sản phẩm giá rẻ này cũng cần có sự phối hợp với lịch bay của hãng một cách phù hợp để đem lại nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Và để cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống khác, nếu không thể cạnh tranh về mức độ cá biệt hóa sản phẩm cao thì một yếu tố có thể dùng làm yếu tố cạnh tranh đó là chất lượng dịch vụ và uy tín hãng xây dựng trên lịng tín nhiệm của khách hàng.

Chính sách khác biệt hóa sản phẩm cũng cần phải đi liền với việc cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng về những chính sách này. Những thơng tin cụ thể về: lịch bay, khả năng nối chuyến, thế hệ máy bay mới cung cấp, các thông tin về tiện nghi trên máy bay, về độ rộng của ghế, độ ngả thân ghế, các dịch vụ bổ trợ giúp cho khách hàng có thể so sánh về sản phẩm. Bằng việc cạnh tranh bằng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, khách hàng có cơ hội so sánh về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ với giá (chất lượng dịch vụ/ giá). Những thông tin này sẽ giúp cho khách hàng có thể đưa ra quyết định của họ trong việc lựa chọn sản phẩm của một hãng hàng không.

Trong dài hạn, VNA phải xây dựng được hình ảnh và thương hiệu cho sản phẩm của mình để khách hàng dễ dàng phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Việc xây dựng được thương hiệu và hình ảnh là mục đích của bất kỳ hãng hàng khơng nào vì nó sẽ làm gia tăng giá trị sản phẩm. Muốn vậy, VNA cần phải xác định được hình

69

ảnh của mình là gì, xác định cả yếu tố hữu hình và vơ hình (vd: máy bay sạch, lịch bay đa dạng, chuyến bay đúng giờ v.v), quảng cáo được những gì mà hình ảnh đó đưa tới và duy trì được những yếu tố đó trong dài hạn.

2.1.3 Hoàn thiện sản phẩm

2.1.3.1 Vấn đề chậm hủy chuyến

Vấn đề chậm, hủy chuyến không phải chỉ là vấn đề của riêng Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam mà còn là vấn đề của các hãng hàng khơng trên thế giới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề chậm hủy chuyến. Với Vietnam Airlines cũng như nhiều hãng hàng không truyền thống khác vấn đề quản lý cồng kềnh, công tác dự báo giữ vai trò quan trọng nên vấn đề chậm hủy chuyến cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy vấn đề này tại VNA khơng q thường xun nhưng nó cũng khiến lịch bay bị đảo lộn ít nhiều, khiến khách hàng phải chờ đợi. Thêm vào đó, việc chuyển giờ bay gây bất bình cho khách hàng, làm giảm uy tín của hãng đối với khách cả trong và ngoài nước. Năm 2009, VNA đã có những tiến bộ về việc chậm và hủy chuyến, tỷ lệ khai thác khá ổn định 86%, có nghĩa là cứ 100 chuyến thì có 14 chuyến bị hủy hoặc chậm giờ bay.

Các nguyên nhân của việc chậm, hủy chuyến thường là do:

- Các vấn đề về kỹ thuật liên quan đến máy bay như việc kiểm tra các động cơ, kiểm tra việc đủ nhiên liệu…mất khá nhiều thời gian;

- Nguyên nhân nữa đó là thiếu tổ bay. Các tổ bay được xắp xếp có lúc trùng lịch nhau và nhiều khi chênh lệch giữa hai thời gian bay không nhiều, khiến khâu chuẩn bị của nhân sự tổ bay bị chậm chạp và khơng có đủ thời gian cho tổ bay nghỉ ngơi;

- Nguyên nhân liên quan đến công tác nghiệp vụ mặt đất như việc chuẩn bị sân bay cho máy bay hạ cánh, việc chuẩn bị dụng cụ, xe thang để lấy hành lý và giúp hành khách xuống máy bay còn nhiều bất cập và hạn chế;

- Một nguyên nhân khách quan nữa là do thời tiết và các điều kiện chính trị - xã hội. Vấn đề thời tiết, chính trị, xã hội là vấn đề khó có thể dự đốn được nhất và cũng là vấn đề lớn nhất đối với mỗi hãng hàng không. Như vụ việc vừa rồi về việc núi lửa ở châu Âu hoạt động lại, khiến các chuyến bay trực tiếp hoặc nối đến châu Âu đều bị hủy, nhiều hành khách của VNA đã không thể trở về Việt Nam theo đúng

70

kế hoạch, và VNA cũng đã bị hủy nhiều chuyến bay đến châu Âu, mang lại thiệt hại khá lớn cho VNA.

Tuy nhiên, với một số giải pháp sau, vấn đề chậm hủy chuyến có thể phần nào

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của vietnam airlines (Trang 70)