Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của vietnam airlines (Trang 51 - 54)

II – Những lợi thế mà VietnamAirlines có đƣợc và những thách thức, khó

3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Phân tích nội bộ doanh nghiệp ta đi vào phân tích các yếu tố mang lại những ưu thế và những khó khăn trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Vietnam Airlines. Ta có thể đi vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phân tích tình hình nhân sự của doanh nghiệp, cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng của doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp…đó là những yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp xác định được sức mạnh cạnh tranh của mình đang ở vị trí nào và có những khả năng nào cho VNA có thể cạnh tranh với các hãng hàng khơng trong nước và nước ngồi.

45

3.1 Trình độ tổ chức và quản lý bên trong doanh nghiệp

Trình độ quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng hàng đầu, bao gồm các yếu tố sau: Phương pháp quản lý, trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức và văn hóa kinh doanh. Vietnam Airlines là một hãng hàng lâu đời nhất tại Việt Nam, với trình độ tổ chức và quản lý được trải qua nhiều giai đoạn với những kinh nghiệm quý báu về quản lý của mình, Vietnam Airlines hiện là một doanh nghiệp có trình độ quản lý khá tốt.

Phương pháp quản lý: tại VNA phươn pháp quản lý rất được chú trọng, với số lượng đội ngũ nhân viên lớn, nhiều phòng ban, VNA ln quan tâm tìm kiếm những cơng cụ giúp hãng quản lý tốt không những về mặt nhân sự, tài chính mà cịn về mặt kỹ thuật. VNA đã áp dụng phương pháp quản lý CRM, một phương pháp quản lý nhân sự hiện đại đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng.

Trình độ quản lý: Với một quy mơ doanh nghiệp lớn như VNA thì trình độ quản lý tại hãng cực kỳ quan trọng. VNA luôn chú trọng và không ngừng nâng cao đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên của mình. Hơn nữa, trong q trình tuyển dụng nhân viên, VNA ln đưa ra những yêu cầu rất cao với những ứng viên đó, kèm theo một chế độ đãi ngộ hợp lý và xứng đáng.

Cơ cấu tổ chức: cơ cấu tổ chức hiện tại của VNA là cơ cấu tổ chức có sự quan tâm lãnh đạo của Chính phủ với cơ cấu tổ chức bao gồm nhiều phòng ban phân chia nhiệm vụ và chức năng rõ ràng. Tuy nhiên, Chính phủ đã có quyết định tư hữu hóa VNA và VNA đang trong q trình chuyển hóa sang một loại hình tổ chức mới, cơng ty cổ phần.

Văn hóa kinh doanh: VNA đã tạo ra cho mình một nét văn hóa riêng mà khi hành hành nhìn vào có thể nhận ra ngay đó là hãng như thế nào. Đó là sự dịu dàng, ứng xử nhẹ nhàng, hoạt bát của nhân viên, sự tận tình giúp đỡ và hướng dẫn của nhân viên. VNA luôn chú quan tâm đến từng nhân viên, với nhiều hoạt động bổ ích bên trong hãng, tăng cường sự gắn kết của mọi người đối với hãng.

3.2. Nhân tố con ngƣời

Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng và quyết định nhất định đối với hoạt động của mọi doanh nghiệp, thể hiện qua khả năng, trình độ, ý thức của đội ngũ

46

quản lý và người lao động. Đội ngũ lao động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thơng qua các yếu tố như trình độ nghiệp vụ chuyên môn cảu người lao động sáng tạo, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo… Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt nhân tố này rất quan trọng với ngành vận tải hàng không. Nhân tố con người nói lên khả năng phục vụ của khách hàng của doanh nghiệp, cũng nói lên uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, ngồi việc có được một đội ngũ nhân viên đầy đủ, nhiệt tình, hăng hái trong cơng việc thì việc đào tạo và nâng cao chất lượng nhân viên là một điều mà VNA luôn chú trọng.

3.3. Khả năng về tài chính

Bất cứ một hoạt động đầu tư, sản xuất, phân phối nào cũng đều phải xét, tính tốn trên tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế trên thương trường. Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cao có thể theo đuổi chiến lược dài hạn, tham gia vào những lĩnh vực đòi hỏi lượng vốn lớn và cường độ cạnh tranh cao. Với hãng hàng không VNA, vấn đề tài chính là một vấn đề lúc nào cũng được quan tâm, vấn đề tiết kiệm chi phí đi đơi với việc chi tiêu hợp lý các nguồn thu, kết hợp với huy động vốn cho phát triển hệ thống mạng bay và tàu bay được lên kế hoạch rất kỹ lưỡng. Doanh thu của VNA năm 2009 là 23.000 tỷ đồng, ước tính lợi nhuận đạt 150 tỷ đồng. Với khả năng về tài chính và quản lý tài chính tốt, VNA có thể sẵn sàng cạnh tranh với các hãng hàng không khác.

3.4. Trình độ cơng nghệ

Với các hãng hàng không, công nghệ được sử dụng là các công nghệ hiện đại, nhằm đảm bảo an tồn trong hàng khơng. Biết được yếu tố quan trọng này, VNA rất chú trọng đến phát triển trình độ cơng nghệ của hãng. Các loại máy bay không ngừng được đổi mới, bảo dưỡng thường xuyên ; nguồn nhân lực kỹ thuật cũng khơng ngừng được đào tạo trong và ngồi nước. Với tầm quan trọng của kỹ thuật và công nghệ, Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay VAECO đã được thành lập nhằm

47

nâng trình độ về công nghệ của VNA. VAECO được thành lập với mục tiêu sửa chữa máy bay A75, A76, phòng kỹ thuật thuộc Văn phòng khu vực miền Trung và các ban tham mưu về kỹ thuật bảo dưỡng máy bay…từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật của hãng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của vietnam airlines (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)