Các yếu tố sản xuất

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của vietnam airlines (Trang 40 - 43)

I – Lịch sử hình thành của Việt NamAirline

4.Các yếu tố sản xuất

 Hệ thống sân bay:

Hệ thống sân bay là một trong những yếu tố rất quan trọng của hãng hàng khơng. Nó là nơi trung chuyển, là nơi khách đến và đi, là nơi dừng, đỗ máy bay. Bởi vậy, một hãng hàng khơng muốn phát triển mạnh trên thị trường thì yếu tố cần thiết là phải có được một mạng đường bay và hệ thống sân bay với số lượng lớn và hiện đại. Hiện nay, Vietnam Airlines đang sử dụng một mạng lưới 24 cảng hàng khơng trong đó có 5 cảng hàng khơng quốc tế và 19 cảng hàng không địa phương với tổng công suất là 14 triệu khách/ năm.

Nhìn chung, hệ thống sân bay của hãng còn thua kém so với các nước trong khu vực và quốc tế về nhiều mặt đặc biệt là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và mức độ hiện đại phục vụ tại sân bay. Tuy nhiên, Vietnam Airlines cũng đang không ngừng cố gắng mở rộng quan hệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị ở các sân

34

bay này nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của hành khách và hàng hóa.

Vietnam Airlines đã có kế hoạch chú trọng phát triển vận tải hàng không quốc tế tại 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Mục tiêu đến 2010, vận tải hành khách quốc tế qua Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài chiếm 40%, Đà Nẵng chiếm 10% và Tân Sơn Nhất chiếm khoảng 50%. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng đang tính đến việc tăng số lượng sân bay dân dụng lên 25 đến 27 sân bay đến hết năm 2010.

 Đội bay:

Ưu điểm nổi bật của đội máy bay Vietnam Airlines là ngày càng được đổi mới hiện đại và khơng ngừng lớn mạnh. Tính đến 12/2009, đội máy bay của Vietnam Airlines có tổng số 58 máy bay trong số đó có 40% đầu máy bay là sở hữu của Vietnam Airlines. Trong thời gian tới, VNA dự định đầu tư them một số máy bay nhằm khai thác đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong quá trình kinh doanh. Theo chiến lược phát triển của VNA đến 2010, VNA sẽ nhận mới 10 chiêc máy bay và khai thác đội bay với gần 70 chiếc.

Bảng 2: Đội máy bay của VNA tính đến 12/2009

Loại máy bay Số lượng Số ghế Ghế hạng C Ghế hạng Y Boeing 777-200ER 4 338 32 306 4 307 25 282 1 325 35 290 1 295 12 283 Airbus 330 4 320 36 284 3 266 24 242 Airbus 320 10 192 30 162 Airbus 321 17 184 16 168 Fokker 70 2 79 0 79 ATR 72-500 10 65 0 65 Tổng số máy bay 58 (Nguồn: Vietnamairlines.com)

35

Vietnam Airlines không ngừng phát triển đội bay để phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Theo dự kiến, đội bay của VNA sẽ tăng lên thành 70 chiếc vào năm 2010 và sẽ đáp ứng hơn nữa nhu cầu bay trong nước cũng như khách nước ngoài. Sắp tới, Vietnam Airlines đang đặt hàng máy bay Boeing 787 và sẽ sớm đưa vào sử dụng, và đến năm 2014 VNA cũng dự đưa máy bay A350-900 vào sử dụng nâng cao năng suất vận chuyển của hãng.

 Năng lực nhân sự

Nhân sự là yếu tố nịng cốt làm nên uy tín chất lượng của một hãng hàng không danh tiếng. Với sản phẩm là vận chuyển tốt các yếu tố sản xuất, cũng như hành khách đến điểm cần đến thì việc phục vụ tốt quá trình vận chuyển đó sẽ đem lại cho doanh nghiệp những khách hàng trung thành nhất. Tính đến tháng 12/2009, tổng số lao động của công ty Hàng không là 10,829 người, và của VNA là 6,579 người. Xét một cách tổng thể, đội ngũ cán bộ nhân viên của VNA có trình độ chun mơn cao, phẩm chất chính trị tốt và bản lĩnh vững vàng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, VNA rất chú trọng đến việc phát triển nhân lực, tập trung trước hết cho đào tạo đội ngũ lái máy bay thế hệ mới, đội ngũ tiếp viên chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý giàu nghiệp vụ.

Phi công: Hiện nay số phi công người Việt Nam của Vietnam Airlines là hơn 400 người, số phi công người nước ngồi là 181 người. Cơng tác đào tạo phi công được VNA tiến hành đồng bộ với việc chuyển giao công nghệ từng bước, chuyển đổi phương thức từ th ướt sang th khơ, khẳng định tính độc lập, tự chủ trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, các học viên phi cơng trẻ được đầu tư huấn luyện cơ bản tại nhiều trung tâm bay trong và ngồi nước như Úc, Pháp…do đó, trình độ người lái máy bay của VNA ngày càng được nâng cao.

Tiếp viên: Đội ngũ tiếp viên của VNA hiện có một lực lượng đông đảo 1,895 tiếp viên được phân bổ tại hai đầu Bắc – Nam, số tiếp viên nữ là 1,642 người. Tiếp viên có trình độ đại học là 548 người. Về cơ bản đội ngũ tiếp viên đã đáp ứng được yêu cầu khai thác. Mặc dù chất lượng đội ngũ tiếp viên khơng ngừng được nâng cao song vẫn cịn những hạn chế nhất định về khả năng ngoại ngữ. Đội ngũ tiếp viên có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, còn các ngoại ngữ khác như tiếng Hàn quốc, Nhật

36

Bản, Trung Quốc…còn hạn chế dẫn đến sự mất tự tin khi giao tiếp và phục vụ hành khách.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của vietnam airlines (Trang 40 - 43)