III – Phân tích chiến lƣợc cạnh tranh tại VietnamAirlines
1. Về hoạt động bay của VNA
1.1. Mạng bay
-Mạng bay nội địa
Với chiến lược phát triển mạng đường bay rộng khắp nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của hành khách trên toàn thế giới, VNA đã được tổ chức theo mơ hình trục theo suốt chiều dài đất nước với hơn 29 đường bay đến hơn 20 điểm đến trong nội địa. Theo đặc điểm của thị trường, mạng đường bay nội địa được phân chia thành 3 khu vực là: các đường bay trục (trục Bắc – Nam): Hà Nội-Đà Nẵng-TP Hồ Chí Minh; các đường bay du lịch (đường bay nối từ đường bay trục đến các địa điểm du lịch trong cả nước): TP Hồ Chí Minh-Huế; Hà Nội-Huế; Hà Nội-Nha Trang v.v; các đường bay địa phương: Hà Nội-Điện Biên; Hà Nội-Nà Sản; TP Hồ Chí Minh-Phú Quốc…Mạng đường bay của VNA đang phủ kín các đầu đến quan trọng trong cả
50
nước vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, thúc đẩy sự phát triển ngành hàng khơng nói chung, đồng thời mang cơ hội phát triển du lịch đến các vùng du lịch tiềm năng.
Để phục vụ rộng rãi hơn nữa nhu cầu đi lại của hành khách VNA đã mở rộng thêm một số tuyến đường đến một số tỉnh của nước ta. Cụ thể, trong năm 2009, VNA đã mở thêm các tuyến đường bay Hà Nội – Cần Thơ (tháng 1/2009), Hà Nội – Quy Nhơn (tháng 1/2009), TP Hồ Chí Minh – Đồng Hới (tháng 7/2009), Hà Nội – Pleiku, Hà Nội – Tuy Hòa (tháng 10/2009). Các tuyến đường này đều là các tuyến đường mà chỉ có duy nhất VNA mới đi vào khai thác. Qua sự nghiên cứu sự phát triển của mỗi địa phương và số lượng nhu cầu vận chuyển giữa các địa điểm lớn mà VNA quyết định mở thêm các tuyến đường trên.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có 6 doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh vận tải hàng khơng, đó là Việt Nam Airline, Jetstar Pacific, Vasco, IndoChina Airline và hai hãng hàng không sắp đi vào hoạt động là Mekong Aviation, VietJet Air. Trong đó, nói đến cạnh tranh với các hãng hàng không trong nước thì chỉ có Jestar Pacific là đối thủ lớn nhất trong các đối thủ cịn lại. Hiện thì Jestar Pacific chỉ có đường bay đến các thành phố lớn trong nội địa như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ. Cịn hãng hàng khơng Indochina thì mới đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2008 và đến tháng 4 năm 2009 Indochina khai thác tổng cộng 3 đường bay Hà Nội-TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh-Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh-Hải Phòng. Năm 2010 VNA mở thêm 2 đường bay nội địa là Hà Nội - Vinh (5 chuyến/tuần) và TP.HCM - Cần Thơ - Phú Quốc (5 chuyến/tuần)
Như vậy, khả năng cạnh tranh của VNA có thể nói là mạnh hơn khá nhiều so với các hãng hàng không trong nước khác. Tuy nhiên, VNA vẫn cần liên tục gia tăng các đường bay nội địa một phần nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, mặt khác tăng thị phần hàng không nội địa.
-Mạng bay quốc tế
Vietnam Airlines hiện nay đã có được hơn 40 đường bay quốc tế tới 19 quốc gia bao gồm 36 đường bay trực tiếp và 16 đường bay liên doanh. Mạng bay của VNA
51
gồm 4 nhóm chính: Mạng đường bay Đông Bắc Á, mạng đường bay ASEAN và Nam Á, mạng đường bay khu vực Đông Dương; mạng đường bay xuyên lục địa đi Châu Âu. Châu Úc và đường bay đi Mỹ.
Các điểm đến tại khu vực Đông Bắc Á: Tokyo, Nogoia, Fuokuka, Narita, Seoul, Pusan, Beijing, Guangzhou, Kunming, Hong Kong, Taipei, Kaoshiung, Sapporo, Miyazaki…
Các điểm bay đến tại khu vực Đông Dương: Vientain, Luang Phabang, Pnompenh, Siemriep
Các điểm bay đến khu vực ASEAN và Nam Á: Bangkok, Kulua Lumpur, Singapore, Manila, Jakarta
Các điểm đến tại khu vực Châu Âu: Paris, Frankfurt, Moscow Các điểm đến tại khu vực Châu Úc: Sydney, Melbuorne
Các điểm đến tại Mỹ: San Francisco, Los Angeles, Dallas, Houston, New York City, Washington D.C, Chicago, Denver, Oklahoma, Atlandta, Miami
Trong đó VNA liên danh với nhiều hãng hàng khơng tiến hành các chuyến bay đến Miyazaki, Sapporo, Jakarta và các đường bay đến Mỹ
Trong năm 2010 VNA đã mở đường bay thẳng TPHCM - Thượng Hải được thực hiện với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ sáu, chủ nhật và Hà Nội - Thượng Hải với tần suất 3 chuyến/tuần vào các ngày còn lại bằng máy bay Airbus A321. Trong quý I/2010, Vietnam Airline cũng vừa mở các tuyến bay quốc tế gồm: Hà Nội – Osaka (Nhật Bản); Hà Nội - Răng Gun (Mianmar). Ngoài ra, VNA khai thác và liên danh với Hãng hàng không Cambodia Angkor Air và Lao Aviation đến 3 nước Đơng Dương. Hoạt động này là sự tích cực chuẩn bị để hoàn thiện mạng đường bay, sẵn sàng gia nhập liên minh Hàng khơng tồn cầu Sky Team vào tháng 6 - 2010, đánh dấu bước phát triển mới của Vietnam Airlines nâng trên trường quốc tế.
1.2. Sân bay
Đối với một hãng hàng không, sân bay là một yếu tố rất quan trọng quyết định điểm đến, điểm dừng, điểm đỗ và điểm chuyển giao hàng hóa, hành khách. Hiện
52
nay, ở Việt Nam có tổng cộng 20 sân bay có thường xuyên hoạt động bay dân sự được phân chia thành 3 cụm cảng hàng không tương ứng với 3 miền của đất nước:
Cụm cảng hàng không Miền Bắc (NAA): Được đặt tại sân bay quốc tế Nội Bài, quản lý các sân bay: Nội Bài / HAN, Hải Phòng / HPH, Điện Biên Phủ / DIN, Nà Sản / SQC và Vinh / VII, Đồng Hới / VDH.
Cụm cảng hàng không Miền Trung (MAA): Được đặt tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng, quản lý các sân bay: Đà Nẵng / DAD, Phú Bài / HUI, Cam Ranh / CRX, Chu Lai / VCL, Phù Cát / UIH, Tuy Hoà / TBB, Pleiku / PXU.
Cụm cảng hàng không Miền Nam (SAA): Được đặt tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, quản lý các sân bay: Tân Sơn Nhất / SGN, Liên Khương / DLI, Buôn Ma Thuột / BMV, Côn Sơn / VCS, Rạch Giá / VKG, Phú Quốc / PQC, Cà Mau / CAH, Cần Thơ / VCA.
Các sân bay mà VNA sử dụng hầu hết là các sân bay trung tâm, các sân bay trung chuyển của nội địa cũng như quốc tế. Vì thế vấn đề liên kết để tạo điều kiện thuận lợi cho máy bay đi và hạ cánh an toàn là điều rất quan trọng. Và khi VNA sử dụng các loại sân bay này, hành khách có thể an tâm hơn về vấn đề an toàn trong cất và hạ cánh, đồng thời việc di chuyển của khách hàng khi tới nơi là rất an tồn và nhanh chóng, bởi sự tiện lợi của các sân bay trung tâm với nhiều dịch vụ di chuyển tiện lợi vào các trung tâm thành phố lớn.
1.3. Đội máy bay
Từ khi thành lập Hãng hàng không Quốc gia đến nay, VNA luôn không ngừng nâng cao chất lượng cũng như số lượng máy bay không ngừng được gia tăng. Các máy bay không ngừng được đổi mới, các máy bay cũ luôn được Hãng quan tâm và đưa ra chính sách đổi các loại máy bay cũ lấy máy bay mới. Các máy bay của VNA hiện nay, chiếc cũ nhất cũng chỉ có tuổi thọ 7, 8 năm. Các máy bay quá cũ thì được thay bằng các loại máy bay mới hiện đại và với số lượng nhiều hơn. Hiện nay, VNA đang khai thác 58 máy bay, với các loại như hiện đại như Boeing 777-200ER, Airbus 330/320/321, Forker 70, ATR 72-500.
53
Các máy bay đưa vào khai thác đều được kiểm tra, bảo dưỡng theo đúng nội dung và các quy trình, tiêu chuẩn của nhà sản xuất và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Ngày 24.4.2009, VNA đã chính thức ra mắt cơng ty TNHH Kỹ thuật máy bay (VAECO) dựa trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại các xí nghiệp sửa chữa máy bay A75, A76, phòng Kỹ thuật thuộc Văn phòng khu vực miền Trung và các ban tham mưu về bảo dưỡng kỹ thuật máy bay thuộc VNA. VAECO đã được cục Hàng không Việt Nam trao chứng chỉ phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng máy bay VAR-145. Chứng chỉ này cho phép công ty tiến hành các hoạt động khai thác bay được thông suốt.
Nhờ vậy, năm 2009 đã đạt được nhiều kết quả khả quan, với vai trò của ngành kỹ thuật máy bay đã đảm bảo phục vụ bay an toàn cho 73.499 chuyến bay an toàn tăng 11% so với năm 2008, không để xảy ra các sự cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu của VNA. Đáng kể, nhờ công tác quản lý kỹ thuật và chi phí tốt, năm 2009 VNA đã tiết kiệm được trên 10 triệu đô la, tăng doanh thu hơn 1000 tỷ đồng.