Đánhgiáthựctrạng quản lý phân công giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 74 - 152)

TT

Nội dung biện pháp

Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất cần Cần Ít cần Điểm TB Thứ bậc Tốt TB CT Điểm TB Thứ bậc

1 Căn cứ phân cơng

Trình độ đào tạo 38 21 8 2,45 8 37 23 7 2,45 7

Năng lực chuyên môn 59 8 0 2,88 1 58 9 0 2,87 1

Thâm niên công tác 39 20 8 2,46 7 32 30 5 2,40 8

Tinh thần trách nhiệm 50 17 0 2,75 3 45 18 4 2,61 3 Nguyện vọng GV 47 15 5 2,63 5 37 26 4 2,49 6 Nguyện vọng học sinh 35 22 10 2,37 9 30 32 5 2,37 9 Đặc điểm lớp chuyên 48 15 4 2,66 4 49 18 0 2,73 2 2 Cách phân công Dạy theo lớp 58 9 0 2,87 2 38 29 0 2,57 4

Dạy 1 khối lớp trong

nhiều năm 19 30 18 2,01 10 29 29 9 2,30 10 Điều chỉnh tùy tình hình 43 17 7 2,54 6 40 21 6 2,51 5

Cách phân công GV giảng dạy theo lớp chuyên từ lớp 10 đến lớp 12 được đa số GV cho là rất cần và được thực hiện ở mức khá tốt (thứ bậc 4), cá biệt có trường hợp phải điều chỉnh. Thực tế, mỗi lớp chuyên có một cặp GV dạy chính khóa và bồi dưỡng, một số chun đề có thể giao cho GV khác bồi dưỡng. Với những GV trẻ trong các năm đầu cho họ dạy bồi dưỡng chuyên đề ở khối 10 và được TTCM duyệt giáo án.

Nhìn chung GV đánh giá việc phân cơng giảng dạy của nhà trường là khá phù hợp và có tính hiệu quả. Tuy nhiên vẫn cịn hạn chế ở nhiều: số GV có năng lực chun mơn giỏi cịn mỏng phải bố trí GV trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm giảng dạy lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển. Đây là khó khăn của trường cho công tác BDHSG tại trường.

* Quản lý chuẩn bị bài lên lớp của GV

Bảng 2. 19: Đánh giá thực trạng quản lý chuẩn bị bài lên lớp của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm

TB

Thứ bậc

Tốt TB CT

1 Hướng dẫn các qui định, yêu cầu về chuẩn bị bài lên lớp theo năng lực HS 62 5 2.93 1

2 Chỉ đạo TCM thống nhất ở tổ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

54 9 4 2.75 3

3 Đảm bảo đủ SGK, tài liệu dạy học, các điều kiện về CSVC – KT cho GV. 40 22 5 2,52 4

4 luận kinh nghiệm soạn giảng những bài TCM triển khai soạn giáo án mẫu, thảo

hay, bài khó, chuyên đề khó 36 23 8 2.42 5 5 Thường xuyên kiểm tra giáo án của GV 59 8 2.88 2

Qua kết quả đánh giá ở bảng 2.19 cho thấy:

Biện pháp “Hướng dẫn các qui định, yêu cầu về chuẩn bị bài lên lớp theo năng lực HS” được hầu hết đánh giá thực hiện tốt với ĐTB 2.93, thứ bậc 1. Như vậy, trường đã quản lí rất tốt việc thực hiện biện pháp này. Biện pháp “Thường xuyên kiểm tra giáo án của giáo viên”: ĐTB 2.88, thứ bậc 2, cho thấy biện pháp này được CBQL thực hiện tốt. Qua thực tế, ngoài việc giao cho TTCM kiểm tra giáo án của GV hàng tháng, mỗi học kỳ GV được kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ một lần, ngồi ra BGH cịn kiểm tra đột xuất. Biện pháp này đã có tác dụng tốt, GV ln có ý thức đầu tư chuẩn bị bài lên lớp.

Hiệu trưởng cũng chỉ đạo các TCM thống nhất ở tổ về mục tiêu, nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Biện pháp này được đánh giá thực hiện tốt với ĐTB 2.75, thứ bậc 3. Qua kiểm tra biên bản sinh hoạt TCM đã thể hiện TCM có bàn bạc thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng TBDH.

Biện pháp “Đảm bảo đủ SGK, tài liệu dạy học, các điều kiện về CSVC – KT, thời gian… cho GV” được đánh giá thực hiện với ĐTB 2.52, thứ bậc 4.

Qua thăm hỏi GV cho rằng SKG đầy đủ, nhưng tài liệu giảng dạy mơn chun cịn hạn chế. Máy chiếu chưa đủ cho các lớp học. HT cần chỉ đạo các TTCM giới thiệu các tại liệu môn chuyên, bổ sung thêm máy chiếu.

Việc triển khai soạn giáo án mẫu, thảo luận kinh nghiệm soạn giảng những bài hay, bài khó, chuyên đề khó ở các tổ nhóm chun mơn được đánh giá sự quản lý của HT thực hiện chưa tốt, chưa đồng bộ, chỉ ở mức trung bình (thứ bậc 5, ĐTB 2.42). Qua thăm dò GV, TCM chỉ tổ chức thẩm định, góp ý, bổ sung các chuyên đề dạy môn chuyên do GV biên soạn. Việc soạn giáo án mẫu thực hiện chưa thường xuyên, mỗi TCM mỗi năm chỉ thực hiện một tiết do nhà trường quy định. Rút kinh nghiệm bài dạy thực hiện khi có tổ chức thao giảng. Nguyên nhân: HT chưa quy định cụ thể về việc thảo luận, mới dừng ở mức quy định thời gian họp, nội dung họp chưa quy định cụ thể thống nhất trong các tổ, chưa kiểm tra đột xuất bài soạn. HT cần quy định rất cụ thể, thống nhất về sinh hoạt TCM, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm của TTCM, nhóm trưởng, chính họ phải là người đề xuất nội dung thảo luận tổ trình HT, cũng chính họ là người kiểm tra nội dung bài soạn của GV.

Đánh giá chung QL chuẩn bị bài lên lớp của GV: HT đã thực hiện tốt việc hướng dẫn các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy theo năng lực HS. Bài soạn đúng phân phối chương trình được duyệt, thể hiện rõ thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hoạt động của thầy và trò. Lựa chọn được PPDH phù hợp với loại bài và đối tượng HS, kiểm tra việc chuẩn bị bài của GV thông qua duyệt giáo án. Tuy nhiên HT cần trang bị tài liệu tham khảo thêm cho GV và HS, tăng cường kiểm tra hoạt động của TCM về thảo luận, rút kinh nghiệm cho bài dạy khó, chuyên đề dạy khó, quy định nội dung họp tổ, nhóm cụ thể.

Bảng 2. 20: Đánh giá thực trạng quản lý giờ lên lớp của giáo viên

TT Nội dung biện pháp Mức độ thực hiện Điểm

TB

Thứ bậc

Tốt TB CT

1 Xây dựng chuẩn giờ lên lớp thể hiện quan

điểm đổi mới PPDH 50 13 4 2.69 4 2 Quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp, chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế

hoặc dạy bù trong lúc vắng GV

55 7 5 2.75 3 3 Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch dạy học, sổ báo giảng để QL giờ dạy của GV 59 8 2.88 1 4 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất và có phân tích để đánh giá giờ lên lớp của GV 41 17 9 2.48 5 5 Thu thập thông tin từ HS, cha mẹ HS, GV

để quản lý giờ lên lớp của GV 40 18 9 2.46 6 6 Dựa vào kết quả giảng dạy, nhận xét của HS, cha mẹ HS, GV để xét thi đua. 55 10 2 2.79 2

QL giờ dạy cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của CBQL. Hiệu quả của giờ dạy có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của HS, đồng thời nó phản ánh năng lực, tinh thần, trách nhiệm của người GV. Qua khảo sát, kết quả ở bảng 2.20 ta thấy:

Biện pháp “Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch dạy học, sổ báo giảng để QL giờ dạy của GV” được đánh giá thực hiện tốt với ĐTB 2.88, thứ bậc 1, chứng tỏ biện pháp này CBQL thực hiện tốt và thường xun. Với thời khố biểu, CBQL có thể kiểm tra kế hoạch dạy học của các bộ mơn và của từng GV: chương trình và nội dung giảng dạy, số giờ lên lớp, trên cơ sở đó kịp thời đơn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh sai phạm (nếu có). Thực tế, BGH trực các ngày trong tuần để theo dõi, kiểm tra và nhắc nhở GV về việc thực hiện nề nếp ra vào lớp.

Biện pháp “Dựa vào kết quả giảng dạy, nhận xét của HS, cha mẹ HS, GV để xét thi đua” cũng được đánh giá thực hiện tốt ( ĐTB 2.79, thứ bậc 2) cho thấy HT đã thực hiện tốt việc xét thi đua dựa vào qúa trình thực hiện giờ

lên lớp của GV, nhận xét của HS, cha mẹ HS, GV. Điều này đã duy trì nề nếp lên lớp của GV, tạo động lực cho đa số GV cố gắng thực hiện tốt giờ dạy trên lớp của mình.

Việc quy định cụ thể việc thực hiện giờ lên lớp, chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế hoặc dạy bù trong lúc vắng GV cũng được đánh giá sự QL ở mức độ tốt với ĐTB 2.75, thứ bậc 3. Như vậy HT QL tốt về nội dung này. Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch dạy học, sổ báo giảng để QL giờ dạy của GV đã duy trì tốt nề nếp dạy-học của nhà trường.

Việc xây dựng chuẩn giờ lên lớp thể hiện quan điểm đổi mới PPDH được đánh giá thực hiện khá tốt với ĐTB 2.69, thứ bậc 4. Thực tế trường sử dụng chuẩn đánh giá chung của Bộ GD&ĐT nhưng khi đánh giá yêu cầu đặt nặng về đánh giá đổi mới về PPDH.

Dự giờ là việc làm thường xuyên của GV nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm giảng dạy. Ngồi ra, dự giờ cịn để đánh giá chất lượng đội ngũ GV, làm cơ sở xét thi đua hàng năm. Việc tổ chức dự giờ định kì, đột xuất và phân tích sư phạm bài dạy: Có 41 phiếu chiếm 61.2% cho là HT đã thực hiện tốt, mức độ khá trở xuống là 38.8% và ĐTB là 2.48. Như vậy, QL nội dung này được thực hiện chưa tốt lắm. Qua thăm hỏi GV và kiểm tra sổ dự giờ của GV cho biết đa số GV đã dự giờ đúng quy định, có góp ý phân tích sư phạm bài dạy của GV trong sổ dự giờ nhưng cịn sơ sài, cảm tính; có tổ chức dự giờ định kỳ qua thao giảng; việc dự giờ đột xuất của CBQL cịn q ít. Thực tế cơng tác QL việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của GV ở trường cịn hạn chế, đó là việc dự giờ có tính chất phong trào, đủ số tiết qui định, đánh giá giờ dạy thiếu khách quan, với tâm lí nể nang, dễ tạo ra tâm lí chủ quan, ảnh hưởng đến công tác thi đua trong trường.

Nội dung thu thập thông tin từ HS, cha mẹ HS, GV để QL giờ lên lớp của GV được đánh giá HT QL chưa tốt, ĐTB 2.46 thứ bậc 6. Nguyên nhân, qua phản ánh của GV, HS, tình hình một số GV dạy mơn khơng chun cịn yêu cầu cao với HS, mặc dù được CBQL nhắc nhở, góp ý nhưng chậm khắc

phục. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến thời gian đầu tư môn chuyên của các em, đây là yếu tố hạn chế góp phần dẫn đến chất lượng mơn chun cịn thấp HT cần có biện pháp chấn chỉnh triệt để tình trạng này.

* Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Qua bảng 2.21 nhận thấy:

Việc nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi mới PPDH được hầu hết đánh giá HT thường xuyên làm tốt với ĐTB 2.87, thứ bậc 1. Thực hiện qui định về đổi mới PPDHtheo hướng GV được chủ động trong việc lựa chọn nội dung và PPDH và tăng cường sử dụng trang TBDH, ứng dụng CNTT vào dạy học được đánh giá với ĐTB 2.75, thứ bậc 2. Điều này đánh giá đúng vì có như vậy mới tăng cường tính sáng tạo trong GV, tránh gò ép. Tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực được thực hiện tốt với ĐTB 2.69, thứ bậc 3. Các năm học HT đều tổ chức cho GV tập huấn các PPDH tích cực do cán bộ cốt cán của trường tiếp thu về. Việc sử dụng kết quả kiểm tra đổi mới PPDH để đánh giá, xếp loại thi đua GV cũng được đánh giá khá tốt: ĐTB 2.64, thứ bậc 4. Qua dự giờ, việc thực hiện đổi mới PPDH được quy định đánh giá mạnh trong tiết dạy, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giờ lên lớp, CBQL căn cứ kết quả đánh giá giờ dạy để xét thi đua. Bên cạnh đó, việc tổ chức các giờ dạy mẫu theo tinh thần đổi mới PPDH cũng được HT quan tâm được đánh giá ở mức khá tốt ĐTB 2.64, thứ bậc 5, song còn một số chưa hài lòng do còn tổ chức giờ dạy mẫu mỗi năm một tiết / nhóm chun mơn là quá ít. HT cần đẩy mạnh dạy mẫu về sử dụng PPDH tích cực.

Việc tổ chức các hội thảo đổi mới PPDH, dạy học tích cực, dạy học phân hóa, được đánh giá chưa tốt, ĐTB 2.43, thứ bậc 6. Qua thăm dò GV, TCM hằng tháng các TCM đều có sinh hoạt chuyên đề áp dụng các PPDH tích cực, nhưng chưa thật sự chất lượng, chưa tổ chức hội thảo ở TCM. Rút kinh nghiệm, trong năm qua HT đã chỉ đạo cho Tổ Toán –Tin thực hiện hội thảo trong tổ, các tổ khác cùng tham dự để học tập thực hiện. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện, TBDH và ứng dụng CNTT vào dạy học cũng

thực hiện chưa tốt, ĐTB 2.37, thứ bậc 6. Nguyên nhân các TBDH môn chuyên mới trang bị, hiện đại, GV chưa tiếp cận nhiều. GV tự học hỏi, nghiên cứu CNTT ở đồng nghiệp vào giảng dạy.

Bảng 2. 21: Đánh giá thực trạng quản lí đổi mới phương pháp dạy học

TT Nội dung biện pháp Mức độ thực hiện Điểm

TB

Thứ bậc

Tốt TB CT

1 Quán triệt cho GV về định hướng đổi mới PPDH. 58 9 2.87 1

2

Thực hiện qui định về đổi mới PPDHtheo hướng GV được chủ động lựa chọn nội dung, PPDH tăng cường sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT vào dạy học.

54 9 4 2.75 2

3 Tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực 51 11 5 2.69 3 4 TCM tổ chức hội thảo đổi mới PPDH, dạy học tích cực, dạy học phân hóa 40 18 9 2.43 6 5 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương tiện,

TBDH và ứng dụng CNTT vào dạy học 36 20 11 2.37 7 6 Tổ chức thao giảng các giờ dạy mẫu theo tinh thần đổi mới PPDH 48 12 7 2.61 5 7 Sử dụng kết quả kiểm tra đổi mới PPDH trong đánh giá, xếp loại thi đua GV 50 10 7 2.64 4

Đánh giá chung công tác QL đổi mới PPDH: đổi mới PPDH đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tiếp nhận kiến thức cho HS. HT đã quán triệt được cho GV định hướng đổi mới PPDH, tổ chức, hướng dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, có tiến hành thao giảng, rút kinh nghiệm cho PPDH tích cực. Song vẫn cịn một số GV lúng túng trong việc lựa chọn PPDH để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong tiết dạy; việc tổ chức các hội thảo đổi mới PPDH, dạy học tích cực, dạy học phân hóa chưa được nhiều; chưa có sự hướng dẫn GV kỹ năng sử dụng phương tiện, TBDH và ứng dụng CNTT vào dạy học. Vấn đề này CBQL cần có biên pháp khắc phục.

Bảng 2. 22: Đánh giá thực trạng QL sinh hoạt tổ chuyên môn

TT Nội dung biện pháp Mức độ thực hiện Điểm

TB

Thứ bậc

Tốt TB CT

1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung HĐ

của TCM 62 5 2.93 1

2 Tổ chức HĐ chuyên mơn theo định kì 55 8 4 2.76 2 3 Phát huy tính chủ động, sáng tạo của TTCM, GV trong HĐ chuyên môn 45 17 5 2.60 3 4 Theo dõi, giám sát kiểm tra hoạt động cuả TCM đột xuất, định kì 40 18 9 2.43 4

Các HĐ chuyên môn triển khai đến GV thông qua TCM. TTCM là người chỉ đạo các HĐ chuyên môn của tổ theo kế hoạch của nhà trường, chịu trách nhiệm trước HT về chất lượng chuyên môn của tổ. Bảng 2.22 cho thấy:

Biện pháp chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung HĐ của TCM: có điểm trung bình là 2.93, thứ bậc 1; như vậy, trường đã QL rất tốt việc thực hiện nội dung này. Tổ chức HĐ chun mơn theo định kì: Có 82.1% đánh giá tốt, ĐTB 2.76. Như vậy, trường đã QL tốt việc thực hiện nội dung này. Phát huy vai trị tích cực chủ động, sáng tạo của TTCM, GV bộ môn trong HĐ chuyên môn thực hiện cho thấy có 67.2% đánh giá tốt, ĐTB là 2.6, thứ bậc 3. Như vậy, trường đã QL chưa tốt lắm việc thực hiện nội dung này. Theo dõi, giám sát kiểm tra HĐ của TCM đột xuất, định kì: Có 59.7% thực hiện tốt, ĐTB là 2.43: trường đã QL chưa thật sự tốt việc thực hiện nội dung này.

Đánh giá cơng tác QL sinh hoạt TCM: HT có chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, nội dung HĐ của TCM và tổ chức tốt HĐ chun mơn theo định kì, song việc phát huy vai trị tích cực chủ động, sáng tạo của TTCM, GV bộ môn trong HĐ chun mơn chưa tốt lắm, HT cần phải có biện pháp đẩy mạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 74 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)