10. Cấu trúc luận văn
2.1. Giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận và Trƣờng THPT
2.1.1. Giáo dục Đào tạo Ninh Thuận
2.1.1.1. Khái quát về tỉnh Ninh Thuận
Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hịa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đơng giáp Biển Đơng.
Ninh Thuận có diện tích tự nhiên 3.358 km2, với 3 dạng địa hình: Núi chiếm 63,2%, đồi gị bán sơn địa chiếm 14,4%, đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên tồn tỉnh.
Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính gồm một thành phố và 6 huyện. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm là thành phố vừa được công nhận đô thị loại hai, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh. Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng khơ nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700- 800mm ở Phan Rang và tăng dần đến trên 1.100mm ở miền núi. Nguồn nước ngầm chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước.
Dân số trung bình năm 2013 có 587.400 người. Mật độ dân số trung bình 172 người/km2, phân bố khơng đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 78%, dân tộc Chăm chiếm 11,3%, dân tộc Răglây chiếm 10,2%, còn lại là các dân tộc khác. Dân số trong độ tuổi lao động có 318.145 người, chiếm khoảng 54.16%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 47%. Cơ cấu lao động hoạt
động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 51,99%, công nghiệp xây dựng chiếm 15%, khu vực dịch vụ chiếm 33,01%.
Trong năm 2013, tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng 10,5%; GDP bình quân đầu người đạt 23,5 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế: Nông- lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 40,5 %; công nghiệp-xây dựng chiếm 21,6%; dịch vụ chiếm 37,9%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.405 tỷ đồng; Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 60,1 triệu USD. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 6.120 tỷ đồng; mức giảm tỷ lệ sinh 0,3%o; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 1%; Giải quyết việc làm mới cho 15.700 lao động; đào tạo nghề cho 9.500 lao động; Giảm tỷ lệ hộ nghèo 2,01%. (Nguồn Báo Ninh
Thuận ngày 01/01/2014)
2.1.1.2. Giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận
GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận đã có những nỗ lực phấn đấu thực hiện theo hướng đổi mới công tác QL, phát huy nội lực hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đảm bảo ổn định để phát triển. Công tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT tiếp tục có nhiều chuyển biến và tiến bộ tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động giáo dục và đổi mới QLGD, tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh đổi mới QL nhà nước về GD&ĐT.
* Phát triển mạng lưới trường lớp, học sinh:
Năm học 2013-2014, tồn tỉnh có 132.236 học sinh, 7.324 GV, với 324 trường/4674 lớp học phổ thông các cấp học, được thống kê trong bảng sau:
Bảng 2. 1: Phát triển mạng lưới trường lớp, học sinh tỉnh Ninh Thuận
STT Cấp học Số trƣờng Số lớp Số học sinh Tỉ lệ HS ngồi cơng lập 1 Mầm non 90 803 21.599 30.6% 2 Tiểu học 152 2.292 56.448 0% 3 THCS 63 1.123 36.710 0% 4 THPT 19 456 17.479 4.3% 5 Tổng cộng 324 4674 132.236 5.6%
Tồn tỉnh có 62 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 23.5%). Hệ thống GDPT và nội trú đã hình thành ở tất cả các huyện, thành phố. Hệ thống các trường đào tạo gồm: Phân hiệu Đại học Nơng lâm Tp.Hồ Chí Minh tại Ninh Thuận, Trường Cao đẳng sư phạm, Trường Chính trị, Trung tâm ĐH2 - Đại học Thủy lợi, Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận, các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề các huyện, thành phố có nhiệm vụ nâng cao trình độ chun mơn và tay nghề cho người lao động.
* Chất lượng giáo dục:
Tỷ lệ tốt nghiệp của hệ THPT năm 2014 là 99,32% (tăng 0,36% so với năm 2013). Tỷ lệ tốt nghiệp của hệ GDTX là 88,9% (tăng 13,1% so với năm 2013), Số học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ năm 2013 có 2.999/ 12.674 lượt thí sinh đăng ký dự thi đạt tỷ lệ 23,66% [17].
Bảng 2. 2: Chất lượng GD THPT Ninh Thuận năm học 2013-2014
Cấp học Kết quả Giỏi/Tốt Khá TB Yếu Kém
THPT Hạnh kiểm (%) 67.7 24.8 7.2 0.3
Học lực (%) 20.8 32.44 36.75 9.24 0.77
(Nguồn nguồn báo cáo tổng kết NH 2013-2014 Sở GD&ĐT Ninh Thuận)
* Quy mô đội ngũ
Năm học 2013-2014, tỷ lệ GV đạt chuẩn đào tạo trở lên: Mầm non: 98,36% (tỷ lệ trên chuẩn: 46,2%); Tiểu học: 99,8%, (tỷ lệ trên chuẩn: 93,2%); THCS:99,7%(tỷ lệ trên chuẩn: 66,5%); THPT 100% (tỷ lệ trên chuẩn 11,7%).
“Tuy nhiên ngành GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận vẫn cịn nhiều thiếu sót, bất cập: CSVC nhìn chung vẫn cịn thiếu, lại xuống cấp; việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia còn chậm nhất là ở cấp trung học; chất lượng giáo dục có mặt cịn hạn chế như năng lực tự học, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành; ứng dụng CNTT vào giảng dạy tuy có chuyển biến nhưng cịn chưa đạt hiệu quả cao; việc đổi mới PPGD cịn nhiều khó khăn về các điều kiện thực hiện các kỹ năng thực hành, liên hệ và giải quyết tình huống thực tiễn....”[17]