Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý HĐDH trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 43 - 48)

10. Cấu trúc luận văn

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý HĐDH trƣờng THPT

1.4.1. Chủ quan

1.4.1.1. Chất lượng giáo viên trường THPT chuyên

Để thực hiện tốt nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đội ngũ GV trường THPT chuyên phải là những người có năng lực chun mơn giỏi và nghiệp vụ sư phạm cao. Ngoài việc thực hiện các giờ dạy theo chương trình nâng cao, GV các môn chuyên cũng phải dạy các chuyên đề nâng cao cho HS, phải biết tự biên soạn các chuyên đề để giảng dạy, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, hướng dẫn HS làm quen với NCKH ở mức độ phù hợp. HT trường THPT chuyên phải có biện pháp QL để tạo sự gắn bó, đồn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thế hệ GV để đem lại một kết quả tốt nhất trong HĐDH .

1.4.1.2. Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS

Phẩm chất, năng lực, nhu cầu của HS có ảnh hưởng nhất định đến việc dạy và học. HS học tập tốt nhất khi: Có nhu cầu, có động cơ học tập tích cực; cónăng lực áp dụng hiệu quả tri thức tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống; hiểu rõ mục tiêu của bài học, thấy ý nghĩa của nội dung cần tiếp thu; phát huy được vốn kinh nghiệm của bản thân...

1.4.2. Khách quan

1.4.2.1. Các chính sách của Nhà nước đối với trường chuyên:

Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/06/2006 có quy định chế độ phụcấp ưu đãi là 70% mức lương hiện hưởng, tính cả phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung( nếu có); chế độ phụ cấp trách nhiệm có hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu. Mỗi năm ít nhất một lần, nhà giáo, CBQL GD trường chuyên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học được Nhà nước cấp kinh phí đi học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong nước [10].

“Định mức bố trí giáo viên cho một lớp chuyên là 3,1 biên chế” [ 2] , so với lớp không chuyên cùng cấp học là 2,25

Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT có nêu GV dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy mơn chun được tính bằng 3 tiết định mức nhằm giảm bớt giờ công tác cho GV dạy môn chuyên để tạo điều kiện cho GV nghiên cứu, bồi dưỡng.

Theo quy chế trường chuyên, HT được tuyển chọn GV về giảng dạy và đề nghị thuyên chuyển đối với GV không đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở trường.

Đối với HS, theo QĐ số 44/2007/BGDĐT: “HS trường chuyên đạt kết quả học tập xuất sắc được xét cấp học bổng là HS có hạnh kiểm tốt, học lực giỏi trong học kỳ xét cấp học bổng và đạt được một trong các tiêu chuẩn dưới đây: Điểm môn chuyên của học kỳ xét, cấp học bổng phải đạt từ 8,5 trở lên; Đoạt được một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong các kỳ thi HSG cấp quốc gia, khu vực quốc tế hoặc quốc tế của năm học đó”[1].

HS khơng đạt u cầu: lưu ban; xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở xuống; xếp lực học từ trung bình trở xuống sẽ phải chuyển sang trường THPT khác hoặc lớp không chuyên ở trường chuyên [6].

Những quy định trên đã tác động mạnh đến sự phấn đấu của GV và HS, tạo điều kiện cho GV, HS nỗ lực trong dạy và học ở trường THPT chuyên.

1.4.2.2. Sự chỉ đạo chuyên môn của Bộ GD& ĐT.

Hướng dẫn số 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT qui định: “Đối với các mơn chun Tốn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc thực hiện theo chương trình nâng cao với thời lượng tăng thêm 50% số tiết theo quy định để thực hiện chương trình chun sâu; đối với mơn chuyên Tin học thực hiện theo chương trình chuẩn với thời lượng tăng thêm 50% số tiết theo quy định để thực hiện chương trình chuyên sâu.

Về tài liệu dạy học:

Đối với mỗi mơn chun sử dụng SGK theo chương trình quy định và tài liệu tham khảo được hướng dẫn cụ thể trong chương trình chuyên sâu.

Về kế hoạch dạy học:

Việc thực hiện chương trình chuyên sâu phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kế hoạch GD được quy định tại Chương trình GDPT” [ 3]

Để tăng tính chủ động nghiên cứu, sáng tạo cho GV, Bộ GD&ĐT không chủ trương ban hành bộ SGK cho việc dạy học môn chuyên. Việc dạy các chuyên đề nâng cao cho các môn chuyên chủ yếu phụ thuộc vào năng lực và trách nhiệm tìm kiếm nguồn tài liệu của GV. GV rất khó khăn trong cơng tác tìm tài liệu đối với một số chuyên đề được Bộ GD&ĐT quy định phải dạy. Dự án phát triển trường chuyên của Bộ GD&ĐT cũng đã cung cấp thiết bị dạy học hiện đại, tạo điều kiện tốt cho HĐDH ở trường chuyên.

1.4.2.3. Sự chỉ đạo của Sở GD& ĐT tỉnh Ninh Thuận

Ngoài việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm chung cho toàn ngành, Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Thuận đều có nội dung chỉ đạo liên quan đến trường THPT chuyên Lê Quý Đôn về các vấn đề như: tổ chức hội thảo, tăng cường CSVC, TBDH cho trường THPT chuyên; tham mưu với cấp trên xây dựng chế độ thu hút GV giỏi về trường chuyên; xây dựng đề án nâng cao năng lực ngoại ngữ cho GV trường chuyên. Sự chỉ đạo đó đã giúp HT nhà trường có cơ sở để đề ra các biện pháp QL nhà trường cả trong công tác chuyên môn cũng như công tác hỗ trợ cho việc bồi dưỡng HSG.

1.4.2.4. Chất lượng tuyển sinh đầu cấp

Chất lượng tuyển sinh đầu cấp liên quan đến chất lượng dạy-học ở trường THPT chuyên. Công tác tuyển sinh tốt sẽ tuyển chọn được những HSG, có ý thức học tập và đặc biệt có năng khiếu ở một mơn chun để các em tiếp tục được bồi dưỡng và phát triển năng khiếu. Vì dân số trong tỉnh thấp nên việc tuyển chọn HS vào chưa mang tính cạnh tranh cao so với các tỉnh khác.

1.4.2.5. Nhu cầu của xã hội đối với trường THPT chuyên

Nhu cầu của xã hội về việc được cho con em mình học ở trường THPT chuyên ngày càng cao. Nhiều HS đăng ký dự thi vào trường THPT chuyên, đây là điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển sinh của trường. Tuy nhiên, một số HS và cha mẹ HS chưa quan tâm đúng mức đến mục tiêu GD của trường chuyên, họ chỉ mong vào trường chun vì mơi trường học tập tốt, tỉ lệ vào đại học cao. Hiện tượng HS lớp 12 không muốn ở đội tuyển thi chọn HSG quốc gia là khá phổ biến. Điều này đã gây khơng ít khó khăn trong công tác QL bồi dưỡng HSG của trường THPT chuyên.

1.4.2.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

CSVC, TBDH là yếu tố tác động trực tiếp đến q trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc khai thác, sử dụng đồ dùng, TBDH, có tác dụng rất quan trọng trong việc rèn kỹ năng cho HS.

Kết luận chƣơng 1

HĐDH là hoạt động trọng tâm của nhà trường, đây là con đường quan trọng nhất để thực hiện mục đích giáo dục tồn diện cho thế hệ trẻ. Quản lý HĐDH nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dạy và học của GV và HS. Để QL HĐGD ở trường THPT chuyên, địi hỏi nhà quản lý phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung QL HĐGD ở trường THPT chuyên, hiểu rõ đặc điểm lao động của người GV THPT chuyên, nhu cầu học tập của HS để tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường một cách khoa học, làm cho nhà trường vận hành theo đúng qui luật khách quan, thực hiện được mục tiêu GD đã đề ra. Cơ sở lý luận về QL HĐDH ở trường THPT chuyên trên đây là căn cứ để nghiên cứu thực trạng QL HĐDH ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Ninh Thuận

và đề xuất các biện pháp QL HĐDH góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.

CHƢƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, TỈNH NINH THUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 43 - 48)