Thựctrạng thực hiện chương trình môn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 56 - 60)

T

T Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiên

Tốt Trung bình Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1 GV nắm vững chương nội dung chương trình mơn chuyên 53 79.1 4 6 10 14.9 2 GV nắm vững nội dung chương trình mơn khơng chun 67 100 0 0 0 0 3 GV biết phát triển chương trình chuyên và tài liệu dạy học 34 50.8 23 34.3 10 14.9 4 GV nắm vững đổi mới chương trình dạy học theo hướng phát

triển năng lực HS

43 64.2 20 29.8 4 6 5 GV biên soạn PPCT phù hợp với điều kiện của trường chuyên 55 82.1 12 17.9 0 0

* Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc phân tích năng lực, nhu cầu, điều kiện học tập của HS, chương trình mơn chun, mơn khơng chun,

qua kế hoạch dạy học nhà trường, GV xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch. Biểu đồ 2.3 ta thấy: có 83.6% CBQL và GV lập kế hoạch dạy học theo đúng yêu cầu; có 61.2% CBQL và GV thực hiện tốt việc lập kế hoạch dựa trên kết quả đánh giá đầu vào về năng lực, nhu cầu, cách học và điều kiện học tập của HS. GV thực hiện tốt kế hoạch dạy học của mình đề ra ở mức tốt. Kế hoạch BDHSG được thực hiện tốt 65.7%. Việc thực hiện kế hoạch BDHSG cịn có 20.9% thực hiện ở mức TB và 13.4% thực hiện chưa tốt, qua thăm dò ý kiến GV nguyên nhân do biến động về thời gian, học sinh chưa chuẩn bị bài đầy đủ, một số GV không dạy bồi dưỡng HSG.

Biểu đồ 2. 3: Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện kế hoạch

* Phân công giảng dạy: Phân công giảng dạy ở nhà trường, BGH làm việc với TTCM để phân GV dạy môn chuyên trước, sau đó phân cơng GV chủ nhiệm. TTCM họp tổ phân cơng giảng dạy và trình HT duyệt. Qua khảo sát có 88% CBQL và GV đồng ý việc phân công dạy đúng người, đúng việc.

*Thực trạng chuẩn bị bài lên lớp:

Nhìn vào kết quả bảng 2.8. dưới đây cho thấy, các nội dung được đánh 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Giáo viên lập kế hoạch dạy học theo đúng yêu cầu. GV lập kế hoạch dựa trên đánh giá đầu vào về năng lực, nhu cầu, và điều kiện học tập của HS. GV thực hiện kế hoạch dạy học chính khóa GV thực hiện kế hoạch BDHSG 83.6 61.2 92.5 65.7 16.4 32.8 7.5 20.9 0 6 0 13.4 Tốt Trung bình Chưa tốt

giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức về công việc chuẩn bị bài lên lớp. CBQL và GV đánh giá việc phân tích nhu cầu, hứng thú, năng lực của HS với môn họctrước khi soạn bài ở mức độ cao với ĐTB 2.66, điều này giúp GV nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên nhân dẫn tới việc thích hoặc khơng thích học mơn học để có chiến lược dạy học phù hợp. Bên cạnh đó, mục tiêu bài dạy tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3 được đánh giá cũng ở mức cao, xếp thứ bậc 2 với ĐTB 2.63, cho thấy GV quan tâm việc nắm vững mục tiêu bài dạy tương ứng với bậc 1, bậc 2, bậc 3 để có nội dung và PPDH phù hợp. Ngoài ra, qua khảo sát cho thấy GV luôn quan tâm đến sử dụng tài liệu tham khảo để soạn giáo án cũng với mức cao, ĐTB 2.61. Trong soạn giảng GV quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động học dưới dạng giao các nhiệm vụ với ĐTB 2.60, xếp thứ bậc 4. Qua trao đổi với GV, HS hăng hái khi được giao nhiệm vụ bằng tổ chức các hoạt động, qua đó HS tiếp thu bài nhẹ nhàng nhưng nắm vững kiến thức. Bài giảng của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS được xếp thứ bậc 5 được đánh giá mức độ khá cao. Điều này cho thấy GV thực hiện nghiêm túc quy định về soạn giảng trước giờ lên lớp. Đánh giá này cũng rất chính xác, phù hợp với thực tế dự giờ đột xuất của lãnh đạo nhà trường.

Những nội dung GV tự đánh giá mức độ thực hiện thứ bậc 6, 7 cũng thể hiện: GV quan tâm đến việc đổi mới PPDH và KTĐG theo cách tiếp cận phát triển năng lực HS, tuy nhiên việc thực hiện cũng chưa đồng bộ.

Việc chuẩn bị các thiết bị dạy học trước khi giờ giảng bắt đầu xếp mức độ khá (ĐTB 2.48, thứ bậc 8). Qua thực tế, những tiết dạy thực hành ở các mơn Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ, các tiết thao giảng, dạy mẫu theo chun đề thì GV có sự chuẩn bị tốt các TBDH và các phương tiện hỗ trợ cho tiết dạy, cịn đối với các bộ mơn khác, phương tiện hỗ trợ dạy chủ yếu là CNTT, tranh ảnh, bản đồ. Một số GV chưa làm chưa tốt chiếm 41.7%, nguyên nhân do số thiết bị mới, hiện đại sử dụng chưa thành thạo. CBQL cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện đồng bộ ở tất cả các môn học và thực hiện thường xuyên.

GV sử dụng thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh nội dung, phương pháp xếp hạng thấp nhất: thứ bậc 9. Có 52.2% GV sử dụng tốt, số cịn lại sử dụng ở mức TB chỉ mới giải đáp những vướng mắc của các em trên lớp.

Tóm lại: Việc chuẩn bị bài lên lớp đã được GV chuẩn bị tốt từ các khâu phân tích nhu cầu, hứng thú, năng lực của HS, xây dựng mục tiêu dạy học, sử dụng tài liệu tham khảo để soạn bài, bài soạn của GV được soạn theo hướng đòi hỏi sự nỗ lực học tập của HS bằng việc giao những nhiệm vụ kế tiếp nhau.

Cần tăng cường chuẩn bị các thiết bị dạy học và điều chỉnh nội dung, PPDH từ phản hồi của nhiều phía vào bài dạy.

Bảng 2. 8: Đánh giá thực hiện hoạt động chuẩn bị bài lên lớp

TT Nội dung Mức độ thực hiện Điểm

TB Thứ bậc Tốt TB CT

1 GV sử dụng tài liệu tham khảo để soạn giáo án. 44 20 3 2.61 3 2 GV chuẩn bị các TBDHphù hợp nội dung

dạy khi soạn bài 39 23 5 2.51 8 3 GV sử dụng thông tin phản hồi từ HSđể điều chỉnh nội dung,PPDH 35 28 4 2.46 9 4 Giáo án chỉ rõ mục tiêu bài dạy tương ứng

với bậc 1, bậc 2, bậc 3 47 15 5 2.63 2 5 GV phân tích nhu cầu, hứng thú, năng lực

của HS với môn họctrước khi soạn bài. 48 15 4 2.66 1 6 GV chuẩn bị các HĐ học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau 40 27 0 2.60 4 7 Giáo án soạn thể hiện tínhtích cực hoạt động

học tập của HS. 43 20 4 2.58 5 8 Giáo án có tăng cường tính thực tế, gắn

nội dung dạy học với đời sống hiện thực 40 22 5 2.52 7 9 GV chuẩn bị các phương án KTĐG hợp lí trong soạn bài 42 19 6 2.54 6

Ghi chú: Mức độ thực hiện: Tốt: 3 điểm; TB: 2 điểm; Chưa tốt (CT): 1 điểm.

* Thực trạng giờ lên lớp của GV

GV đã quan tâm đến HĐ học phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH ở mức độ khá cao được đánh giá với ĐTB 2.76, thứ bậc 5. Mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập rõ ràng được đánh giá ĐTB 2.80, thứ bậc 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 56 - 60)