Nguyên nhân thựctrạng quản lý HĐDH của trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 98)

10. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Nguyên nhân thựctrạng quản lý HĐDH của trường

chuyên Lê Quý Đôn

2.4.2.1. Nguyên nhân thành công

Được sự định hướng của Đảng về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT. Có đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng chính phủ đã quan tâm nhiều về CSVC, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV, quan tâm đến phát hiện và BDHSG trong các trường THPT chuyên. Quy chế trường THPT chuyên và văn bản hướng dẫn dạy học các môn chuyên của Bộ GD&ĐT đã giúp cho các CBQL và GV chuyên có định hướng trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình dạy.

UBND tỉnh, Sở GD&ĐT Ninh Thuận đã quan tâm, đầu tư đối với nhà trường thông qua việc xây dựng CSVC, chỉ đạo chuyên môn sâu sát.

CBQL nhà trường đã nhận thức HĐDH là hoạt động trung tâm của nhà trường, là cơ sở nâng cao chất lượng dạy học. CBQL đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chính sách đối với ĐNGV, quan tâm bồi dưỡng ĐNGV và HSG. ĐNGV nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp GD, nhiều GV có trình độ chun mơn cao và nghiệp vụ sư phạm tốt, có ý chí vươn lên.

Học sinh có năng lực học tập tốt, ngoan ngỗn, lễ phép, có ý thức học tập, lập nghiêp. Cha mẹ HS ngày càng quan tâm và tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả dạy học của cả GV và HS nhà trường.

Việc đầu tư về tài chính và CSVC của Tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà trường. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với GV và HS còn hạn chế; chưa có chính sách thu hút GV giỏi ở các địa phương khác về trường; chưa có hình thức bồi dưỡng Ngoại ngữ cho GV, chỉ động viên GV tự học.

Cịn có CBQL chưa qua nghiệp vụ QL, việc chỉ đạo đổi mới PPDH, KTĐG, QL giảng dạy, QL học tập chưa sâu sát, nặng về hình thức, CBQL cịn ít dự giờ, chỉ đạo SHCM chưa cụ thể, còn chung chung nên chất lượng SHCM chưa mang lại kết quả cao. Việc phối hợp các lực lượng tham gia vào cơng tác BDHSG cịn hạn chế.

Chương trình mơn chun chưa được định hình chính thống, thời lượng dạy cho mơn chun cịn ít, chưa tương xứng với lượng kiến thức của bộ môn.

Ngồi việc tự học để có kiến thức chuyên sâu, GV còn dành thời gian để đánh giá, tuyển chọn, BDHSG, hướng dẫn HS tự học, tập dượt NCKH trong khi họ không được đào tạo mà làm theo kinh nghiệm. ĐNGV của nhà trường đầy đủ nhưng chất lượng giảng dạy chưa đồng đều. GV dạy được mơn chun cịn mỏng. Đa số GV chun cịn dành nhiều thời gian cho việc dạy thêm nên ảnh hưởng không tốt đến việc tự học, tự nghiên cứu cải tiến PPDH. CBQL chưa thường xuyên kiểm tra việc tự học của GV nên việc tự học, tự bồi dưỡng của GV chưa cao. TTCM còn thụ động, chưa phát huy được vai trò trong việc điều hành SHCM và phát triển ĐNGV của bộ mơn. Trình độ ngoại ngữ của đa số GV cịn thấp.

Cơng tác xây dựng kế hoạch học tập và hướng dẫn kiểm tra HS thực hiện kế hoạch chưa được GV và HS quan tâm đúng mức. Tình trạng học lệch của HS các lớp chuyên chưa được cải thiện, hiện tượng học thêm trong HS còn phổ biến, hạn chế đến việc tự học môn chuyên. Một số cha mẹ HS chưa nhận thức đúng đắn về công tác mũi nhọn của nhà trường, chưa quan tâm đúng mức tới mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường.

Kết luận chƣơng 2

Qua khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH và thực trạng QL HĐDH ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận hiện naycho thấy những ưu điểm trong việc thực hiện quản lý HĐGD của HT: Hằng năm, lãnh đạo đều lập kế hoạchthực hiện các nội dung của HĐDH, đề ra các biện pháptổ chức đổi mới đồng bộ PPDH và KTĐG; bồi dưỡng CM đội ngũ;thi đua khen thưởng; thực hiện nghiêm túc KTĐG kết quả học tập của HS; sử dụng CSVC, TBDH, TLTK; phát hiện, BDHSG và hướng dẫn HS NCKH-KT; tổ chức HS tự học, viết chuyên đề; tổ chức nhiều hoạt động cho HS;tổ chức thi đua giữa các lớp. Tuynhiênnhữngbiệnphápđóthiếu đồngbộvàchưa cóchiềusâu để tạođộnglựcchoGVvàHSpháthuyhơnnữakhảnăngcủa mình. Đội ngũ giáo viên dạy được mơn chun cịn khiêm tốn,QLHĐDH vẫn còn nhiều lúng túng: việc dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học thực hiện chưa đồng bộ; còn hạn chế kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...,.Chất lượng giải HSGVHQGcòn thấp.

Từviệckhảo sát,phântích,đánhgiáthựctrạngQL HĐ

DHởtrườngTHPTchuyên Lê Quý Đôn,tác

giảnhậnthấyđượcnhữngưuđiểm,hạn chế, nguyên nhân han chế củanhàtrường.Ðây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất, bổ sung một số biện pháp quản lý HÐDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện của HS trong giai đoạn hiện nay.

CHƢƠNG 3:

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

TỈNH NINH THUẬN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Quản lý nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng mũi nhọn là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của Hiệu trưởng trường THPT chuyên. Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về QLGD và QL dạy học, nghiên cứu các Nghị quyết, định hướng của Đảng và Nhà nước về giáo dục, qua nghiên cứu thực trạng QL HĐDH trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận, tác giả nhận thấy việc đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận là hết sức cần thiết. Các biện pháp đó được dựa trên những nguyên tắc sau:

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý

Các biện pháp QL HĐDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận đề xuất đều đảm bảo trên cơ sở pháp lý. Tất cả các biện pháp đều được căn cứ vào Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông; Quy chế trường chuyên; Đề án Phát triển hệ thống trường Trung học phổ thông chuyên, chiến lược phát triển, mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục; Căn cứ vào các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp QL phải chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận, của địa phương. Các biện pháp phải thiết thực, trọng tâm, đầy đủ, toàn diện để tăng cường QL HĐDH. Phải phát huy được ưu điểm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

3.2.3.Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Khi xây dựng các biện pháp QL HĐDH ở THPT chuyên Lê Quý Đôn, cần tham khảo, kế thừa kinh nghiệm xây dựng các biện pháp QL HĐDH trước đây của trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận cũng như kinh nghiệm của các đơn vị khác và kinh nghiệm của các trường trong cả nước, có sự sáng tạo bổ sung, đổi mới hơn so với trước và phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải giải quyết tốt những tồn tại hiện có trong cơng tác QL HĐDH của Hiệu trưởng THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận. Hiệu quả của biện pháp thể hiện cụ thể là: các biện pháp đưa ra phải phù hợp hơn, thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay. Để đạt được điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong trình tự các bước tiến hành. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện có hiệu quả khơng những tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận mà cịn có thể thực hiện tại các trường THPT chuyên khác có những điều kiện tương tự.

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao năng lực quản lý cho CBQL và bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên. dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường THPT chuyên.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Trường THPT chuyên thuộc loại trường chuyên biệt dành cho những HS có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo GDPT tồn diện. Vì vậy, trường THPT chun địi hỏi đội ngũ CBQL phải có phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực QL tốt, tận tâm với

trường chuyên; ĐNGV đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có trình độ chun môn nghiệp vụ cao đáp ứng nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG tạo nguồn cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Mục tiêu cụ thể của Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thơng chun giai đoạn 2010 – 2020 có nêu “Phát triển ĐNGV, CBQL đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp; nâng tỷ lệ GV, CBQL có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời với việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng NCKH sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường THPT chuyên...”.

Thực tế cho thấy năng lực QL, trình độ GV trường THPT chun Lê Q Đơn, Ninh Thuận chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với một trường chuyên trong thời kỳ mới. Việc nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ cho CBQL và ĐNGV nhà trường là hết sức cần thiết, cần được chú trọng trong các biện pháp quản lý HĐDH của nhà trường để nâng cao chất lượng GD&ĐT. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên và lâu dài.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đối với cán bộ quản lý:

Từ thực trạng năng lực QL của CBQL trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận và yêu cầu nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ QLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD hiện nay, tác giả đề xuất nội dung bồi dưỡng CBQL trường THPT chuyên bao gồm các khối kiến thức sau đây:

- Kiến thức về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước.

- Kiến thức về khoa học QLGD, về nghiệp vụ QL nhà trường, trong đó nắm vững và thực hiện thành thạo các chức năng QLGD.

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Kiến thức về đổi mới GDPT hiện nay, mục tiêu; nội dung chương trình; phát triển chương trình, tài

liệu dạy học môn chuyên; đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh....

- Bồi dưỡng kiến thức về ngoại ngữ, tin học để CBQL có thể nghiên cứu tài liệu, giao tiếp và ứng dụng CNTT trong công tác QL trường chuyên.

- Năng lực quản lý nhà trường. - Bồi dưỡng đội ngũ kế cận. Đối với đội ngũ giáo viên:

Từ mục tiêu và thực trạng của ĐNGV ở trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận, tác giả đề xuất, bổ sung nội dung bồi dưỡng ĐNGV dạy trường THPT chuyên:

+ Về nhận thức chung:

- Tình hình chung về GD HS năng khiếu trên thế giới, phương thức tổ chức BDHSG của các nước có nền giáo dục phát triển; tổ chức các kì thi HSG trong nước và quốc tế;

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác phát hiện, tuyển chọn và BDHSG; những văn bản pháp quy về trường chuyên; vai trò, nhiệm vụ của trường THPT chuyên, của GV trường chun; vị trí cùa từng bộ mơn chun; mục tiêu BDHSG của từng bộ môn.

- Kiến thức nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới GDPT trong bối cảnh hiện nay.

- Kiến thức về tâm lý học: nhận biết các dấu hiệu, những biểu hiện mang tính đặc trưng của những HS có năng lực đặc biệt về từng lĩnh vực

- Kiến thức về PPDH môn chuyên, đặc thù trong việc dạy môn chuyên; - Kinh nghiệm phát hiện những HSG, phương pháp tổ chức nuôi dưỡng và BDHSG, tổ chức hướng dẫn HS tự học và tập dượt NCKH.

+ Về chuyên môn

- Ngoại ngữ, tin học giúp GV dịch tài liệu nước ngoài, trao đổi chuyên mơn với đồng nghiệp trong và ngồi nước;

- Kiến thức cơ sở của bộ mơn; chương trình tối thiểu cho mỗi môn chuyên, nội dung từng chuyên đề BDHSG của mỗi bộ môn. Biết phát triển chương trình, tài liệu mơn chun; phương pháp nghiên cứu bộ môn;

- Bồi dưỡng đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Các PPDH tích cực, hình thức tổ chức dạy học.

- Kỹ năng lắp đặt, khai thác, sử dung các phương tiện dạy học và các thiết bị dạy học hiện đại...;

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

Đối với cán bộ quản lý

- Xây dựng kế hoạch đào tạo CBQL, quy hoạch cán bộ nguồn để chủ động trong việc phát triển đội ngũ CBQL trước mắt và lâu dài.

- Tham gia các khố học bồi dưỡng thường xun về lý luận chính trị, các lớp bồi dưỡng, tập huấn về nâng cao năng lực QL nhà nước, QLGD, đồng thời học tập những kiến thức mới, tiên tiến trên thế giới về QLGD. Với những CBQL và GV dự nguồn CBQL chưa qua đào tạo lớp QLGD, lớp lý luận chính trị, đề nghị Sở GD&ĐT bố trí để họ tham gia các lớp học chuyên ngành QLGD, lý luận chính trị theo chế độ đi học của tỉnh sớm nhất. Ngoài ra để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, tạo điều kiện động viên CBQL nâng cao học vị, để họ có trình độ đạt chuẩn và vượt chuẩn. Hiện nay đã có 01 CBQL đang học cao học, 01 nghiên cứu sinh, 03 GV dự nguồn học lớp QLGD, 02 GV đề nghị học lớp Trung cấp lý luận chính trị. Đề xuất bổ nhiệm 01 phó hiệu trưởng nữ để đáp ứng đủ số lượng.

- Tham gia các đợt tập huấn, hội thảo về đổi mới PPDH, KTĐG, dạy học tích hợp....để chỉ đạo. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu về xây dựng và phát triển đội ngũ, CBQL phải tiên phong, gương mẫu trong các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Theo dõi thông tin trên Internet thường xuyên để kịp thời cập nhật được những kiến thức mới về quản lý, vận dụng phù hợp vào điều kiện trường chuyên.

hướng dẫn của các cấp QL; khơng ngừng bổ sung, hồn thiện các biện pháp QL HĐDH phù hợp với trường chuyên.

- Tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm với các trường chuyên tỉnh bạn để CBQL của nhà trường có cơ hội bổ sung kiến thức thực tế, biết rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm để vận dụng vào nhà trường. Duy trì tổ chức thường niên Hội nghị liên kết HSG các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên để trao đổi kinh nghiệm quản lý.

- Tỉnh ủy Ninh Thuận đã có chủ trương bồi dưỡng năng lực Ngoại ngữ cho đội ngũ CBQL và ĐNGV nhà trường. Đây là cơ hội để CBQL có điều kiện nâng cao trình độ ngoại ngữ. Phải tổ chức để đội ngũ CBQL và ĐNGV nhà trường đều tham gia học tập. Về Tin học CBQL phải tự học nâng cao trình độ thơng qua GV tin học tại trường.

- Khắc phục những hạn chế trong qúa trình QL HĐDH: Đẩy mạnh vai trị tích cực chủ động sáng tạo của đội ngũ TTCM bằng cách giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đầu năm phân công nhiệm vụ cụ thể, từng công việc thống nhất trong các TCM. Phân công Lãnh đạo nhà trường dự tất cả các buổi sinh hoạt tổ chun mơn, tăng cường dự giờ phân tích sư phạm bài dạy. Tổ chức nhiều tiết dạy mẫu đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS. Xây dựng kế hoạch hướng dẫn GV lắp đặt, khai thác sử dụng phương tiện, TBDH hiện đại. Phân công lãnh đạo kiểm tra việc sử dụng TBDH.

 Đối với đội ngũ giáo viên

- Để công tác bồi dưỡng GV đạt kết quả cao, HT phải tiến hành khảo sát, phân loại đánh giá ĐNGV về các mặt, xác định được yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay, từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng đối với từng GV. Trên cơ sở đó lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cụ thể: cử GV đi học sau đại học để nâng cao chuẩn đào tạo, xây dựng ĐNGV cốt cán làm nịng cốt chun mơn; tổ chức các lớp học tập ngắn hạn;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý hoạt động dạy - học ở Trường Trung học Phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)