- Xóa dấu in (Erasure)
6.1.2. Cấy truyền phôi (Embryo Transfer ET)
Cấy truyền phơi là kỹ thuật mà theo đó phơi được thu từ đường sinh dục của một bị cái (con cho phơi) hoặc phôi tạo ra do thụ tinh trong ống nghiệm và được cấy vào đường sinh dục của bị cái khác (con nhận phơi) mà ở đó q trình có chửa được hồn thành. Sự thành cơng này phụ thuộc vào môi trường cơ thể mẹ nhận, giới hạn của sự miễn dịch, sự trao đổi tín hiệu giữa mẹ với phơi, tín hiệu này phải thể hiện sự đồng pha giữa mẹ và con. Đặc tính di truyền của cá thể sinh ra bằng cấy phôi khơng phụ thuộc vào mẹ ni (con nhận phơi). Chính nhờ đặc điểm này, những con mẹ có phẩm chất di truyền thấp có thể làm con nhận phơi cho cá thể có phẩm chất ưu việt hoặc kỷ lục để sinh ra bị sữa cao sản.
Cơng nghệ cấy phơi giúp cho bị được nâng cao về chất lượng, số lượng, rút ngắn thời gian cải tạo giống, nâng cao khả năng chống bệnh cho bị, bảo tồn giữ gìn con giống. Chẳng hạn một con bò sữa 1 năm chỉ cho một con, nếu nhờ cơng nghệ phơi có thể cho tới 50, 100, thậm chí 500 con bị tùy theo trình độ. Trước đây để tạo một giống mới người ta thường phải mất khoảng 30-40 năm, nay nhờ công nghệ cấy phôi thời gian sẽ được rút ngắn chỉ cịn 1/2 thậm chí 1/3 thời gian (Hồng Kim Giao, 2002).
Nguyên tắc của công nghệ cấy truyền phôi là thú nhận phôi phải đồng pha với sự phát triển của phôi. Nếu phơi được thu từ thú cho thì lấy phơi ở vị trí nào trong đường sinh dục của con cho, thì khi cấy phải cấy đúng vị trí đó trong đường sinh dục của con nhận. Hiện nay chúng ta đang sử dụng phơi đơng lạnh của nước ngồi, phơi này được tạo tạo ra từ những con bị bố, mẹ có sản lượng sữa từ hơn 6.000 lít/một chu kỳ (bị cái
125 sau khi được thụ tinh tạo thành phôi, phôi sẽ được lấy ra và được bảo quản trong nitơ lỏng, -196oC).
Công nghệ cấy truyền phôi bao gồm một các kỹ thuật sau: Kỹ thuật gây siêu bài noãn
Với kỹ thuật gây rụng trứng nhiều nhờ các kích thích tố như huyết thanh ngựa chửa (PMSG) và FSH kết hợp với progesteron và các dẫn xuất của progesterone có thể tạo ra trung bình 10-12 phơi cho một lần xử lý. Q trình này có thể lặp lại 5-6 lần trong năm. Với kỹ thuật này thay vì một con bị cao sản mỗi năm chỉ cho ra đời tối đa một con bê, ta có thể tạo ra 30-40 con bê nếu cấy phôi tươi, 20-30 con bê nếu cấy phôi đông lạnh (Đinh Văn Cải, 2010). Kỹ thuật đông lạnh phơi hiện nay cho phép kỹ thuật viên có thể thao tác dễ dàng trên bị nhận như làm với truyền tinh nhân tạo bằng cọng rạ.
Kỹ thuật sản xuất phôi bằng thụ tinh trong ống nghiệm
Mỗi buồng trứng bị ln chứa từ 17-32 nang trứng có kích thước 2 mm trở lên. Bằng kỹ thuật chọc hút các nang trứng non làm nguyên liệu cho thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc tận dụng buồng trứng bò giết mổ tại các lò mổ. Trứng non được nuôi cho thành thục, thụ tinh trong ống nghiệm, nuôi trong môi trường nhân tạo cho tới giai đoạn phơi. Có thể cấy phơi tươi hoặc bảo quản bằng đông lạnh rồi cấy cho bò nhận. Phương pháp này hứa hẹn làm giảm giá thành phôi xuống nhiều lần.
Kỹ thuật cắt phơi và nhân dịng phơi
Cắt phôi hay vi phẫu thuật phôi là phương pháp tách phôi thành các thành phần riêng, từ mỗi phần này tái tạo phôi mới. Như vậy từ một phơi ban đầu có thể tạo ra 2-8 phơi giống hệt nhau.
Kỹ thuật nhân dịng phơi là lấy tế bào phôi giai đoạn phân chia muộn hơn cấy vào trứng đã loại bỏ nhân từ đây tái tạo thành phôi mới, làm gia tăng số lượng phôi được sản xuất từ một phôi ban đầu. Kỹ thuật này cho phép tạo đàn gia súc hoàn toàn giống nhau về di truyền hoặc cùng giới tính.