Sự phát triển của khoa học chuyển gene ở động vật

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III LẬP TRÌNH CỦA DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN DNA (EPIGENETIC) (Trang 45)

- Xóa dấu in (Erasure)

KỸ THUẬT TẠO THÚ BIẾN ĐỔI GENE VÀ ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM THUỐC VÀ Y SINH HỌC

7.1.2. Sự phát triển của khoa học chuyển gene ở động vật

- Vào thập kỷ 1970, các thí nghiệm nghiên cứu đã được thực hiện với các tế bào ung thư biểu bì phơi và các tế bào ung thư quái thai để tạo nên chuột thể khảm (Brinster, 1974; Mintz và Illmensee, 1975; Bradley, 1984). Trong các động vật thể khảm này, các tế bào nuôi cấy lấy từ một dịng chuột được đưa vào phơi của một dịng chuột khác bằng quần tụ phôi trực tiếp (direct embryo aggregation) hoặc bằng cách tiêm vào phôi ở giai đoạn phôi nang (blastocyst).

- Bước phát triển tiếp theo của kỹ thuật chuyển gene được thực hiện bằng cách tiêm retrovirus vào các phôi chuột đã được nuôi cấy trước (Jeanish và Mintz, 1974; Jeanish, 1976). Thông tin di truyền của virus được chuyển một cách hiệu quả vào geneome của động vật nhận và sau đó ít lâu kỹ thuật sử dụng retrovirus làm vector cho các đoạn DNA ngoại lai đặc biệt đã được phát triển (Stuhmann, 1984). Sử dụng retrovirus như là vật truyền trung gian đối với việc chuyển gene đã tạo nên hiện tượng khảm ở mức độ cao.

- Trong những năm gần đây, một số kỹ thuật tạo động vật chuyển gene khác đã được công bố: phương pháp chuyển gene bằng cách sử dụng tế bào gốc phôi (Grossler, 1986), phương pháp chuyển các đoạn nhiễm sắc thể nguyên (ví dụ như chuột “transomic“, Richa và Lo, 1988), chuyển gene trực tiếp vào tinh trùng kết hợp với thụ tinh in vitro (Lavitrano, 1989).

- Tuy nhiên, phương pháp vi tiêm DNA vào tiền nhân của hợp tử là phương pháp có hiệu quả nhất, được sử dụng rộng rãi nhất để tạo động vật chuyển gene.

- Sử dụng phương pháp này, các gene chuyển có chiều dài trên 50 kb của virus, sinh vật tiền nhân, thực vật, động vật không xương sống hoặc động vật có xương sống có thể được chuyển vào geneome của động vật có vú và chúng có thể được biểu hiện ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh sản.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III LẬP TRÌNH CỦA DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN DNA (EPIGENETIC) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)