Nghề chế đóng thuyền

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) (Trang 60)

NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ CHIẾN TRANH (1954 – 1975)

6.2.4. Nghề chế đóng thuyền

Nghề đóng thuyền của cộng đồng cư dân ven biển Đông Nam Bộ vốn là nghề truyền thống của cộng đồng ngư dân miền Trung theo bước chân Nam tiến du nhập vào. Những làng đóng thuyền ở đây đã tồn tại qua ít nhất ba thế kỷ. Nghề đóng thuyền ở đây thường được truyền cho những người trong gia đình, họ tộc. Những năm 1954-1975, nghề đóng thuyền chủ yếu làm bằng tay. Đồ nghề làm việc cịn thơ sơ, tất cả mực thước, tinh xảo, chính xác đều trơng vào bàn tay con người.

Trước năm 1960, khi ngư dân và phần lớn thuyền buôn đều chưa có động cơ, những người thợ đóng thuyền ven biển Đơng Nam Bộ vẫn đóng thủ cơng những ghe bầu truyền thống. Ghe bầu là loại ghe đi biển chạy bằng buồm, chủ yếu dùng để vận chuyển hàng hóa. Tên gọi ghe bầu xuất phát từ cái dáng bụng bầu tròn và con mắt trên đầu thuyền, bụng phình ra rất to để chứa được nhiều hàng hóa. Lái và mũi đều cơ động dễ dàng. Ghe có ba cột với cánh buồm lớn giản dị, cuốn lại hoặc giương lên đều dễ. Ghe bầu là phương tiện chuyên chở chủ yếu bằng đường biển nên cấu tạo của nó thường chắc chắn, nặng nề. Thường ghe dài 12-15m, rộng 3m, sâu 2m. Một số nơi ngư dân lại dùng ghe bầu đáy nan, được thiết kế thành hai phần. Phần trên là lườn ván, hai lộng dọc ngang với những cây chèo, dầm lớn nhỏ làm bằng gỗ sao, chịu được nước mặn. Phần dưới chỉ gồm mỗi đáy dài và hẹp, đan bằng nan tre rồi sơn trước khi trét lớp dầu chai đặc biệt. Đây là chỗ đựng cá đánh bắt được, giữ cho cá tươi cho đến khi vào bờ.

Từ trước năm 1945, nghề đan lưới đánh bắt cá ven biển Đơng Nam Bộ đã có sự phát triển hơn so với các tỉnh khác thuộc vùng Nam Bộ. Nhưng trong giai đoạn 1954- 1975, với các chính sách hỗ trợ phát triển ngư nghiệp của chính quyền Sài Gịn, đặc biệt là việc đầu tư hiện đại hóa phương tiện và cơng cụ đánh bắt cá, khiến nghề đan lưới dần chỉ được xem là một nghề phụ.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)