Nghề làm muố

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) (Trang 59 - 60)

NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ CHIẾN TRANH (1954 – 1975)

6.2.3. Nghề làm muố

Đơng Nam Bộ có đường bờ biển dài và vùng biển có độ mặn nước biển vào mùa khơ (từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau) lớn hơn 32o/oo. Vào mùa mưa (từ tháng 5 tới tháng 10) lượng nước ngọt của các sông đổ ra biển mạnh xuất hiện hiện tượng phân tầng nước rỏ rệt. Lớp bề mặt có độ muối thấp hơn 32o/oo, nồng độ muối ở ven bờ giảm từ 5 – 8% so với mùa khô.

Nghề làm muối ở Đông Nam Bộ, mà tập trung là ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Cần Giờ đã có lịch sử trên hai trăm năm; tức hình thành từ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, thời các Chúa Nguyễn cùng với quá trình cộng đồng cư dân người Việt mở đất về phương Nam. Cuối thế kỷ XIX, ruộng muối ở Bà Rịa – Vũng Tàu lên đến 599 ha123. Và có lúc lên đến 700 ha, sản lượng muối hàng năm đạt khoảng 200.000 tấn; năm cao nhất, năm 1926: 470.000 tấn.124 Ruộng muối tập trung ở các xã An Ngãi, Long Thạnh, Phước Diền, Phước Hội, Phước Lễ, Phước Trinh, Long Sơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ thuộc địa, nhằm độc quyền sản xuất muối, chính quyền thực dân Pháp ngăn cấm hoạt động sản xuất của diêm dân, làm cho nghề làm muối ở Đông Nam Bộ bị mai một.

Từ sau năm 1954, các chế độ chính quyền Sài Gịn có một số chính sách hỗ trợ để khôi phục nghề làm muối ở Đông Nam Bộ nhưng do nghề làm muối cực nhọc, lợi nhuận khơng cao, nên khơng có sự phát triển mạnh như những ngành kinh tế khác. Năm 1963, nghề muối ở Đông Nam Bộ mới được hồi phục, với khoảng 60 mẫu ruộng ở Long Sơn, và khoảng hơn 100 mẫu ở Cần Giờ, nhưng năng xuất khá thấp. Đến năm 1965, trên toàn địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu có khoảng 450 mẫu ruộng muối tại các khu vực Chợ Bến , Dinh Cậu (An Ngãi – Long Điền), Long Sơn; Lý Nhơn và Thạnh An (Cần Giờ); sản lượng khoảng 100.000 tấn năm.

123 Monographie de la province de Ba Ria et de ville du Cap Saint Jacques, Imp. L. Ménard, 1902, tr.54

124 Thạch Phương, Nguyễn Trọng Minh (Chủ biên)(2005), Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, NXB Khoa học Xã hội, tr.416. tr.416.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)