97 Võ Văn Sen (1995), Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế miền Nam, Nxb.Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.67. Hồ Chí Minh, tr.67.
105 Thống kê số tàu, hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Sài Gịn (1955 - 1964) 98 Thống kê số tàu, hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Sài Gịn (1955 - 1964) 98
Năm Số tàu vào Trọng tải hàng hóa (ngàn tấn nhập khẩu) Số tàu ra Trọng tải hàng hóa (ngàn tấn xuất khẩu) 1955 1.663 1.338 1.659 767 1956 1.161 1.301 1.160 572 1957 1.008 1.378 1.005 720 1958 1.216 1.517 1.206 670 1959 1.315 1.709 1.314 829 1960 1.304 1.644 1.309 1.075 1961 1.278 1.763 1.277 776 1962 1.404 2.073 1.407 667 1963 1.715 2.530 1.702 1.065 1964 1.552 2.616 1.561 687
Trong khi trọng tải hàng hóa tàu biển vào cảng Sài Gòn hằng năm tăng đều, thì trọng tải hàng hóa tàu biển ra từ cảng này chỉ chiếm khoảng 50% trọng tải hàng hóa tàu vào. Năm 1957 trọng tải hàng hóa tàu vào 1.378.000 tấn, tàu ra chỉ đạt 52% (720.000 tấn). Năm 1958 trọng tải hàng hóa tàu vào 1.517.000 tấn, tàu ra chỉ đạt 44% (670.000 tấn). Năm 1959 trọng tải hàng hóa tàu vào 1.709.000 tấn, tàu ra chỉ đạt 48% (829.000 tấn); Năm 1962 trọng tải hàng hóa tàu vào 2.073.000 tấn, tàu ra chỉ đạt 32% (667.000 tấn); năm 1963 trọng tải hàng hóa tàu vào 2.530.000 tấn, tàu ra chỉ đạt 42% (1.065.000 tấn).
Thông qua số lượng tàu biển và trọng tải hàng hóa được vận chuyển qua cảng Sài Gịn có thể nhận thấy hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1954 – 1965 khá phát triển. Tuy nhiên, số lượng hàng hóa được vận chuyển chỉ tập trung cho tàu vào. Điều đó, phản ánh sự vượt trội của các hoạt động nhập cảng, phản ánh nền kinh tế miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này lệ thuộc vào nguồn viện trợ của Mỹ.
Hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ giai đoạn 1954 – 1965 có những khác biệt so với trước năm 1945, dưới thời Pháp thuộc. Trước năm 1945, hoạt động vận tải biển ở Đông Nam Bộ chủ yếu là phục vụ việc xuất khẩu hàng hóa nơng sản, lúa gạo, cao su của