125 bổi” Sau khi ra rút nước bổi cá trong thùng chượp sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) (Trang 52 - 53)

NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ CHIẾN TRANH (1954 – 1975)

125 bổi” Sau khi ra rút nước bổi cá trong thùng chượp sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và

bổi”. Sau khi ra rút nước bổi cá trong thùng chượp sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp “chín”, nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai.

Ở một số địa phương, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống.

Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hậu vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp chất thì nước mắm thường có vị chát, vị khé. Nên nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn không chát kèm theo hậu vị đạm cao, sau đó phải có mùi đặc trưng mà không tanh, không thối.

Thông thường bà con ngư dân vùng Đông Nam Bộ thường chọn cá cơm, loại cá tươi, không to quá hoặc nhỏ quá để làm mắm. Khi muối, khơng cần rửa lại, vì trước khi lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Nếu rửa bằng nước ngọt sẽ làm cá mất ngon, để lâu sẽ bị thối. Những thùng, chum, vại muối phải làm bằng gỗ bằng lăng hoặc gỗ mít, mới đúng cách. Khi trộn cá chú ý, sao cho cá thấm muối thật đều, không bị nát, xếp từ từ từng lượt vào chum vại, đựng cá muối. Phía trên cùng đặt một lần vỉ đan bằng tre, hoặc mo cau khô gài lại. Đậy nắp thật kín, đưa vào phịng tối, khơ ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải, khoảng sáu, bảy tháng trộn cá muối lại. Khi nào lớp vỉ chèn xuất hiện lớp men mầu trắng thì tháo vỉ, vớt lớp men ấy ra. Cá muối vào tháng ba, gần Tết âm lịch bắt đầu lọc mắm, nhẹ tay lấy vỉ chèn ra, trộn đều mắm và dùng vải mịn để lọc mắm. Nước mắm chảy từ từ, có mầu đỏ sậm như mầu cánh gián, mùi thơm tỏa ra đầy hấp dẫn.

Đơng Nam Bộ nơi có khả năng khai thác được nhiểu thủy hải sản có khí hậu nóng ấm quanh năm, cho nên phát triển các nghề làm mắm - có thể xem như “thủ đơ” của mắm: đây là nơi có nhiều cơ sở sản xuất mắm nổi tiếng, địa phương nào cũng chế biến mắm. Mỗi vùng dùng các loại nguyên liệu khác nhau và có những bí quyết chế biến, gia giảm khác nhau, tạo ra vô số các biến dạng phong phú, được xem là đặc sản của địa phương: mắm nục, mắm thái, mắm ruột, mắm ruốc....

Một phần của tài liệu Chuyên đề 4 HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, ĐÁNH BẮT HẢI SẢN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1954 – 1975) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)