NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ CHIẾN TRANH (1954 – 1975)
138Phơi lác (cói) ảnh minh họa; nguồn: internet
Phơi lác (cói) ảnh minh họa; nguồn: internet
Nghề dệt chiếu khơng chỉ là kế sinh nhai mà cịn là truyền thống đang được người dân ở đây bảo tồn. Ảnhmin họa; Nguồn: Báo ảnh Việt Nam
6.3. Tiểu kết luận chuyên đề
Giai đoạn 1954-1975, vùng ven biển Đơng Nam Bộ được chính quyền Sài Gịn khơi phục, mở mang cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế ngư nghiệp; chỉnh trang, khuyếch trương đô thị và phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ gắn liền với khai thác tiềm năng du lịch biển đảo. Tình hình đó đã tác động sự phát triển các nghề truyền thống của cộng động cư dân ven biển Đơng Nam Bộ trên hai mặt: tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, mặc dù tập trung chủ yếu vào mục tiêu phục vụ chủ nghĩa thực dân mới, nhưng các chính sách quản lý và khai thác biển đảo của chính quyền Sài Gịn cũng có những yếu tố tích cực, làm thay đổi căn bản bộ mặt đơ thị, đời sống kinh tế và văn hóa, xã hội của cư dân ven biển Đông Nam Bộ. Thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đồ án thiết kế, chỉnh trang đô thị khá đồng bộ, chính quyền Sài Gịn đã biến Vũng Tàu từ một vùng quê ven biển nghèo nàn, trở thành một đô thị khang trang, phồn thịnh vào bậc nhất của miền Nam trước năm 1975. Trong lĩnh vực kinh tế, bằng nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, vốn vay,... chính quyền Sài Gịn đã góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất ngư nghiệp truyền thống của cư dân ven biển Đông Nam Bộ. Từ đánh bắt bằng ghe, lưới thủ công, cư dân ven biển Đông Nam Bộ dần kỹ nghệ hóa việc khai thác và chế biển thủy hải sản.