Sự đối kháng ion (1-4)

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 33 - 34)

BÀI 2 : DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA THỰC VẬT

3. Sự đối kháng ion (1-4)

3.1. Hiện tượng

Nếu trồng cây trong một dung dịch mà chỉ chứa một loại muối nào đấy thường thì cây sinh trưởng kém đi và chết. Hiện tượng này xảy ra đối với bất kỳ loại muối nào dù ở nồng độ nào và nếu dung dịch muối càng tinh khiết bao nhiêu thì tác dụng độc đối với cây càng lớn bấy nhiêu. Đó là hiện tượng độc do tinh khiết. Hiện tượng đối kháng ion cũng thấy rất rừ qua sự phát triển của rễ cây trong việc trồng cây trong dung dịch. Tác dụng khử độc lẫn nhau của các cation đối với thực vật được gọi là hiện tượng đối kháng ion.

3.2. Bản chất

- Đối kháng ion là do ảnh hưởng của các nguyên tố có tác dụng riêng biệt khác nhau lên tinh chất lý hóa của chất ngun sinh, đặc biệt là q trình ngưng tụ keo.

Ví dụ: Ảnh hưởng của các ion có hóa trị 1 và hóa trị 2 đối kháng nhau trên cơ sở chúng tác dụng khác nhau lên tính thấm của chất nguyên sinh. Hiện tượng đối kháng ion thường xảy ra mạnh nhất giữa các ion có hóa trị 1 và hóa trị 2 cho nên việc thêm bớt vào một dung dịch hay mơi trường một loại muối nào đó đều gây nên những ảnh hưởng đối với sự hút các ion khác của cây.

- Đáng chú ý là hiện tượng đối kháng ion thường xảy ra đối với các loại keo ưa nước. Vì vậy, đối kháng ion có thể là do ảnh hưởng riêng biệt của các ion đến mức độ thủy hóa của các loại keo và như vậy cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của chất nguyên sinh.

- Gần đây, người ta cho rằng đối kháng ion bắt nguồn từ những ảnh hưởng đến các khía cạnh của sự trao đổi chất, đến hoạt tính của các enzim và đến sự cạnh tranh của các ion trong việc tham gia vào cấu tạo nên các phức chất hữu cơ.

đến đặc tính sử dụng Fe mà mặt khác cịn có quan hệ rất nhiều đến hoạt động của các loại enzim có chứa Fe. Hiện tượng kìm hãm sự xâm nhập của Fe vào trong cây khi dư Mn được xem như kết quả cạnh tranh của hai nguyên tố trên trong việc tạo thành các loại enzim prostetic. Đối kháng ion cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác.

Ví dụ: Mo cũng là nguyên tố đối kháng với Fe và có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của Fe: Mo tạo thành các phức chất với P, do đó mà tác dụng làm hạn chế sự kết tủa của Fe, cho nên hiệu suất sử dụng của Fe cao hơn trong điều kiện có đầy đủ Mo. Quan hệ giữa Fe và P là một trong những vấn đề quan trọng trong việc tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng vàng úa.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)