Ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 57 - 58)

BÀI 3 : QUANG HỢP CỦA THỰC VẬT

3. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngồi đến q trình quang hợp của thực vật

3.2. Ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp

- Hàm lượng nước trong lá liên quan trực tiếp đến sự đóng mở của khí khổng, nên ảnh hưởng đến khả năng xâm nhập CO2 vào tế bào lá để thực hiện các phản ứng của quang hợp.

- Nước ảnh hưởng cả pha sáng và pha tối của quang hợp

+Trong pha sáng, nước là nguyên liệu trực tiếp cung cấp electron và H+ để khử CO2 trong pha tối.

+ Trong pha tối, nước là dung môi cho các phản ứng hoá sinh và đảm bảo trạng thái keo nguyên sinh ổn định cho các phản ứng enzym xảy ra.

- Hàm lượng nước trong tế bào giảm xuống 5-20 % so với tổng số nước trong tế bào thì quang hợp vẫn xảy ra bình thường. Khi thiếu 40-60 % quang hợp giảm mạnh và dẫn tới ngừng quang hợp.

- Nước là nhân tố điều hòa nhiệt độ lá.

- Hàm lượng nước trong lá quyết định tốc độ vận chuyển các sản phẩm ra khỏi lá làm cho quang hợp tiếp tục diễn ra. Thiếu nước, sản phẩm quang hợp bị tắc nghẽn, ức chế quang hợp.

- Nước trong lá và trong tế bào cây nói chung ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây, đến sự hình thành của bộ máy quang hợp. Thiếu nước gây ra sự phân huỷ bộ máy quang hợp, làm suy thoái lục lạp, phá huỷ mối liên kết giữa diệp lục và protein…

- Tuy nhiên tuỳ theo khả năng chống chịu hạn của cây mà mức độ giảm sút quang hợp là rất khác nhau. Thực vật càng chống chịu hạn tốt thì quang hợp

giảm ít hơn khi thiếu nước.

Trong sản xuất, cần có chế độ tưới nước hợp lý cho cây trồng để chúng có hoạt động quang hợp tối ưu và tránh hạn xảy ra.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)