Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 59 - 60)

BÀI 3 : QUANG HỢP CỦA THỰC VẬT

3. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngồi đến q trình quang hợp của thực vật

3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp

- Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến pha sáng và pha tối của quang hợp: + Pha sáng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển electron trên chuỗi chuyển vận electron quang hợp. Phản ứng photphoryl hố hình thành ATP và NADPH2 rất nhạy với nhiệt độ. Ngồi ra nhiệt độ cịn ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phân huỷ của diệp lục.

+ Pha tối: Pha tối bao gồm các phản ứng hoá sinh nên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.

- Tuỳ theo nhiệt độ khác nhau mà nhiệt độ tác động tích hợp đến quang hợp cũng khác nhau.

- Giới hạn nhiệt độ của quang hợp.

+ Nhiệt độ tối thấp: Các cây nhiệt đới bắt đầu quang hợp từ 5-7oC. Các cây vùng lạnh và vùng ôn đới bắt đầu quang hợp từ nhiệt độ dươi 0oC một ít. Đối với thực vật bậc cao sự đồng hố CO2 bị đình chỉ khi cơ quan đồng hố bị đóng băng. Nhiều thực vật ơn đới có thể quang hợp được ở nhiệt độ rất thấp (- 5-7oC có khi đến -25oC).

+ Nhiệt độ tối ưu: Nhiệt độ tối ưu của quang hợp là khoảng nhiệt độ mà ở đó cường độ quang hợp của cây có thể đạt ≥ 90% cường độ quang hợp cực đại. Nhiệt độ tối ưu cũng thay đổi theo loại thực vật (Thực vật vùng nhiệt đới: 25-30oC. Thực vật ôn đới: 8-15oC, thực vật vùng sa mạc và tảo ưa nóng: 40- 450C).

Thực vật C3 thích hợp: 15-250C Thực vật C4 thích hợp: 30-400C

Một số thực vật sống ở các nơi suối nước nóng, có nhiệt độ thích hợp quang hợp 40-450C.

+ Nhiệt độ tối cao: Vượt quá nhiệt độ tối ưu thì quang hợp giảm dần và đến lúc nào đó cường độ quang sẽ bằng cường độ hơ hấp vì hơ hấp khơng giảm mà tăng theo nhiệt độ.

Phần lớn cây trồng có Tmax khoảng 40-50oC. Một số cây hồ thảo nhiệt đới có Tmax khoảng 50-60oC. Với thực vật ơn đới thì Tmax thấp hơn.

huỷ.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)