Các pha sinh trưởng và phát triển của thực vật (1-3)

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 72 - 75)

BÀI 5 : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT

1. Các pha sinh trưởng và phát triển của thực vật (1-3)

1.1.1. Khái niệm chung về sinh trưởng

Sinh trưởng là quá trình tăng lên về cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể một cách không thuận nghịch dẫn đến tăng lên về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của tế bào, mơ, cơ quan trong cơ thể đó.

Nói chung sự sinh trưởng của cây được biểu hiện ở những đặc điểm sau: - Sự tăng về khối lượng và kích thước của cơ thể hoặc của từng cơ quan (sự tăng trưởng chiều cao của thân cây, chiều dài của cành, tăng diện tích của lá, tăng khối lượng quả, hạt...).

- Sự tăng thêm số lượng cơ quan, số lượng tế bào (cây mọc thêm cành, cành ra thêm lá, số lượng tế bào ở mô phân sinh tăng lên...).

- Tăng thể tích của tế bào, đặc biệt là tăng khối lượng chất nguyên sinh (tế bào sau khi phân chia xong thì tiến hành quá trình giãn tế bào để tăng kích thước của tế bào và tăng khối lượng chất nguyên sinh của tế bào).

- Tăng các yếu tố cấu trúc của tế bào (hình thành các bào quan bên trong tế bào).

- Tăng trọng lượng chất khô của cây. Chẳng hạn ở thời kỳ chín hạt cây ngừng tăng về kích thước của các cơ quan, nhưng cây vẫn tích lũy thêm các chất hữu cơ về hạt.

1.1.2. Khái niệm chung về phát triển

- Sự phát triển là sự biến đổi chất lượng về sinh lý và hình thái thể hiện trong suốt chu kỳ sống của thực vật từ sự tạo thành hợp tử trên cây mẹ đến sự diệt vong của chúng khi già.

- Sự sinh trưởng cũng như sự phát triển không phải là một chức năng sinh lý riêng biệt mà là quá trình tổng hợp của các chức năng sinh lý và hoạt động sống, mà kết quả của q trình đó đó dẫn đến sự biến đổi vật chất bên trong và ra hoa kết quả.

1.2. Các pha sinh trưởng ở thực vật

1.2.1. Pha phân chia

- Phân bào: từ hợp tử bước vào quá trình phân chia nguyên phân để tạo ra vô số tế bào con gọi là phân chia tế bào.

- Phân bào nguyên phân gồm 4 kỡ: trước, giữa, sau, cuối.

1.2.2. Pha kéo dài

cách kéo dài tế bào ban đầu. Trong quá trình này tăng cường hút nước tổng hợp một số hợp chất trong nguyên sinh chất. Làm thể tích nước của khơng bào tăng lên gấp hàng trăm lần so với pha phân chia, đồng thời dưới tác dụng của auxin làm vách tế bào mềm ra và giản về chiều dài.

- Trong pha kéo dài tế bào thì kích thích kéo dài về chiều dài lớn hơn chiều ngang.

- Sinh trưởng kéo dài là cơ chế quan trọng biến đổi tăng diện tích mặt lá, tăng chiều dài của thân và hệ thống rễ.

- Auxin ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ARN, protein…

1.2.3. Pha phân hóa

- Xuất hiện những sai khác trong cấu trúc và chức năng của tế bào từ những tế bào gốc có cùng nguồn gốc và chức năng như nhau nhưng khi đạt đến một kích thước nào đó thì nó chuyển sang thay đổi sinh lý riêng biệt.

1.3. Các pha phát triển của thực vật

1.3.1. Pha phơi thai

Tính từ lúc tế bào trứng được thụ tinh cho đến khi hình thành hạt.

1.3.2. Pha non trẻ

Tính từ lúc hạt đuợc hình thành cho đến khi nảy mầm.

1.3.3. Pha trưởng thành

Tính từ lúc cây mầm được hình thành đến khi ra hoa.

1.3.4. Pha sinh sản

Tính từ lúc ra hoa cho đến khi hình thành hạt.

- Căn cứ vào sự lặp lại chu kì sinh trưởng và phát triển chúng ta có thể chia giới thực vật thành các nhóm:

+ Nhóm cây một năm: Chỉ ra hoa, quả một lần rồi chết (đậu, lúa, ngơ…) + Nhóm cây hai năm: Năm đầu sinh trưởng, năm sau ra hoa, quả (cà rốt, bắp cải…)

+ Nhóm cây nhiều năm: Một số cây tuy sống nhiều năm nhưng chỉ ra hoa đậu quả một lần rồi chết (tre, nứa…)

+ Nhóm cây nhiều đời quả: Chu kì sinh trưởng phát triển được lặp lại nhiều lần (me, vú sữa, nhón…)

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển:

hàm lẫn nhau.

+ Tuy nhiên có những giai đoạn sinh trưởng không bao hàm phát triển và những giai đoạn phát triển không bao hàm sinh trưởng.

+ Phát triển không bao hàm sinh trưởng: Từ cây trưởng thành ra hoa, hoa phát triển thành phôi.

+ Sinh trưởng không bao hàm phát triển: Cây con thành cây trưởng thành.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)