BÀI 2 : DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA THỰC VẬT
4. Sự hút chất khoáng của thực vật (1-4)
4.1. Vai trị của rễ trong q trình dinh dưỡng chất khống và đạm của cây
- Rễ đóng vai trị hấp thụ và dẫn truyền dinh dưỡng khoáng và đạm từ bề mặt hấp thụ (lông hút, rễ con đến trụ mô dẫn của rễ).
- Chất khống muốn đi vào cây thì trước hết phải được hấp phụ trên bề mặt rễ và sau đó ion khống đi qua chất nguyên sinh để vào trong tế bào và được vận chuyển từ tế bào này qua tế bào khác rồi đi đến tất cả các bộ phận của cây.
- Ngoài khả năng hút nước hút khống bộ rễ cịn có khả năng tổng hợp các chất. Các nguyên tố được bộ rễ hấp thụ đều phải trải qua q trình khử và chuyển hóa ngay ở rễ, cũng tại đây các hợp chất hữu cơ được hình thành. Cường độ tổng hợp các chất hữu cơ ở rễ biến đổi theo sự hướng thiên của tuổi cây. Ban ngày quá trình tổng hợp mạnh hơn ban đêm. Điều này phù hợp với quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khi cây được tiếp nhận đầy đủ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, đủ nhiệt độ, nước… đặc biệt ban ngày quá trình quang hợp rất tốt và tiến hành mạnh đã cung cấp cho cây lực khử NADH2 cũng như tăng lượng ATP và các sản phẩm trung gian tạo điều kiện tốt cho rễ hoạt động, tạo kho dinh dưỡng cho cây trồng.
4.2. Bản chất của q trình hút khống của cây
Q trình hút khống của cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
cơ chế thụ động từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp. Theo cơ chế này rễ cây có thể hút các chất khống dựa theo q trình khuếch tán và thẩm thấu, quá trình hút bám trao đổi... Đây là q trình mang tính chất vật lý đơn thuần.
Đặc trưng của cơ chế hút khoáng thụ động là:
+ Quá trình xâm nhập chất khống khơng cần cung cấp năng lượng, không liên quan đến trao đổi chất và khơng có tính chọn lọc.
+ Phụ thuộc vào sự chệnh lệch nồng độ ion trong và ngoài tế bào (gradient nồng độ) và hướng vận chuyển theo gradient nồng độ.
+ Chỉ vận chuyển các chất có thể hịa tan và có tính thấm đối với màng - Cơ chế chủ động: Q trình hút khống chủ động các nguyên tố khoáng bởi hệ rễ có liên quan đến q trình trao đổi chất của tế bào. Đây là quá trình chọn lọc và chủ động.
Một số ion mà cây có nhu cầu cao (ion K+) di chuyển ngược chiều grandien nồng độ, xâm nhập vào rễ, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ quá trình hơ hấp.
Đặc trưng của cơ chế hút khoáng chủ động là:
+ Không phụ thuộc vào grandient nồng độ, có thể vận chuyển ngược. + Cần sử dụng năng lượng và chất mang.
+ Có thể vận chuyển các ion hay các chất khơng thấm hay thấm ít với màng lipoprotein.
+ Có tính đặc hiệu cho từng loại tế bào và từng chất.