Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 55 - 57)

BÀI 3 : QUANG HỢP CỦA THỰC VẬT

3. Ảnh hưởng của điều kiện bên ngồi đến q trình quang hợp của thực vật

3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp

Ánh sáng là điều kiện cơ bản để tiến hành quang hợp. Ánh sáng không những ảnh hưởng đến cường độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng

của quá trình quang hợp nữa.

Cường độ ánh sáng và cả thành phần quang phổ ánh sáng đều ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây.

3.1.1. Cường độ ánh sáng

Cường độ ánh sáng được đánh dấu bởi điểm bù và điểm bảo hoà ánh sáng của quang hợp.

- Điểm bù

+ Cường độ ánh sáng tối thiểu để cây bắt đầu quang hợp là rất thấp, lúc này cường độ quang hợp rất thấp và ln nhỏ hơn cường độ hơ hấp và có sự thải CO2 ra khơng khí. Khi cường độ ánh sáng tăng dần thì cường độ quang hợp cũng tăng theo nhưng cường độ hô hấp tối không phụ thuộc vào ánh sáng nên khơng tăng. Đến một lúc nào đó thì cường độ quang hợp bằng với cường độ hơ hấp. Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp gọi là điểm bù ánh sáng của quang hợp

+ Dựa vào điểm bù ánh sáng, người ta chia thực vật thành cây ưa sáng và cây ưa bóng. Cây ưa sáng ln có điểm bù ánh sáng cao hơn cây ưa bóng.

+ Cường độ ánh sáng lớn hơn điểm bù trừ thì cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hơ hấp và cây có tích luỹ và ngược lại.

- Điểm bão hoà ánh sáng

+ Sau điểm bù ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng lên thì cường độ quang hợp cũng tăng theo, nhưng đến lúc nào đó thì cường độ quang hợp tăng chậm và đạt cực đại. Cường độ ánh sáng tại thời điểm đó gọi là điểm bảo hồ ánh sáng của quang hợp.

+ Sau điểm bảo hoà, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp vẫn đạt điểm bão hoà một giới hạn nữa. Khi cường độ ánh sáng quá mạnh thì quang hợp bị ức chế và đường biểu diễn cường độ quang hợp có xu hướng đi xuống.

+ Sự giảm quang khi cường độ ánh sáng quá mạnh là do cấu trúc bộ máy quang hợp bị tổn thương, hệ thống sắc tố bị phá huỷ khi cường độ chiếu sáng quá mạnh nên phản ứng sáng và q trình photphoryl hóa quang hố bị ức chế, đồng thời các phản ứng tối cũng cũng bị ức chế do protein bị biến tính…

+ Điểm bảo hịa ánh sáng thay đổi tuỳ theo loại thực vật. Cây ưa bóng có điểm bảo hoà ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. Những thực vật có điểm bảo hồ

ánh sáng cao mà điểm bù ánh sáng lại thấp thì thường có năng suất sinh vật học rất cao như các cây C4 (ngơ, mía, cao lương).

- Nhân tố ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong sự tạo ra năng suất cao của cây nông nghiệp. Bởi vậy, khi giảm cường độ quang hợp và là nguyên nhân giảm năng suất.

3.1.2. Thành phần quang phổ của ánh sáng

- Quang hợp có hiệu quả nhất là vùng tia đỏ và tia xanh tím. Các tia cịn lại có hiệu quả rất thấp hay khơng cịn có hiệu quả quang hợp.

- Ánh sáng sóng ngắn (xanh tím) có khả năng giúp cho việc tạo thành axit amin, prôtein…

- Ánh sáng sóng dài (đỏ) giúp cho việc tổng hợp gluxit.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)