Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của thực vật

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 75 - 76)

BÀI 5 : SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT

2. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của thực vật

thực vật (1-3)

2.1. Ánh sáng

- Ánh sáng ngoài tác động đến quang hợp cũng quyết định đến mọi hoạt động trao đổi trong cây, nó cũng là một yếu tố điều chỉnh sự sinh trưởng và phát triển của cây.

2.2. Nhiệt độ

- Mỗi loại cây chỉ sống trong giới hạn nhiệt độ nhất định. - Trong phạm vi đó gồm:

+ Nhiệt độ tối thấp: Là nhiệt độ thấp nhất mà cây có thể sống được. + Nhiệt độ tối cao: Là nhiệt độ cao nhất mà cây chưa chết nóng.

+ Nhiệt độ tối thích: Là nhiệt độ thích hợp mà cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

- Trong giới hạn đó nếu cây sống trong điều kiện nhiệt độ càng gần tối thấp thì thời gian sinh trưởng càng dài (chậm ra hoa) ngược lại trong điều kiện càng gần nhiệt độ tối cao thì thời gian sinh trưởng càng nhanh (cây ra hoa sớm) Ví dụ: Cây ngơ sinh trưởng chậm ở 10-370C, sinh trưởng nhanh ở 37- 440C, ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ thấp 5-100C và cao hơn 44-500C.

- Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là xuân hoá.

2.3. Nước

- Sinh trưởng của cơ thể thực vật phụ thuộc vào độ no nước của các tế bào mô phân sinh, nơi diễn ra quá trình phân chia và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Tế bào chỉ sinh trưởng trong điều kiện độ no nước không thấp hơn 95%.

2.4. Hàm lượng oxi

- Rất cần cho sinh trưởng của thực vật. Nồng độ oxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

2.5. Dinh dưỡng khoáng

- Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là nitơ, sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí bị chết.

2.6. Các nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng, sự ra hoa của cây phụ thuộc vào giống cây, loài cây.

- Hoocmon thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý thực vật (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)